Mặc dù Canada là điểm đến hấp dẫn cho hàng ngàn sinh viên quốc tế mỗi năm, nhưng tỷ lệ từ chối visa du học Canada trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do hạn ngạch kiểm soát nhập cư chặt chẽ và quy trình xét duyệt nghiêm ngặt hơn từ phía Lãnh sự quán.
Để tăng tỷ lệ đậu visa, bạn cần nhận diện rõ những rào cản tiềm ẩn và lưu ý những yếu tố quan trọng trong hồ sơ. Dưới đây là những vấn đề mà Amec khuyến cáo bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng:
Hạn ngạch visa và xu hướng xét duyệt chặt chẽ hơn
Từ năm 2024–2025, Canada đã bắt đầu siết chặt hạn ngạch sinh viên quốc tế nhằm kiểm soát dân số nhập cư và áp lực hệ thống giáo dục. Điều này khiến tỷ lệ từ chối visa tăng cao, đặc biệt ở những hồ sơ không thuyết phục về mục đích học tập hoặc tiềm ẩn nguy cơ nhập cư bất hợp pháp.
=> Lưu ý: Hồ sơ cần rõ ràng, trung thực, có mục đích học tập cụ thể và kế hoạch trở về rõ ràng nếu bạn không định cư.
Hiểu đúng về IRPR 179(b) và “dual intent”
Một trong những lý do phổ biến khiến visa bị từ chối là không thỏa mãn điều khoản IRPR 179(b) – thuộc Bộ Quy định Di trú và Bảo vệ Người tị nạn của Canada. Quy định này yêu cầu đương đơn chứng minh ý định tạm thời khi đến Canada, tức là đến để học tập, không phải để định cư trái phép.
Tuy nhiên, trong luật Canada vẫn chấp nhận khái niệm dual intent – nghĩa là bạn có thể vừa có mục đích học tập hợp pháp, vừa nuôi ý định định cư dài hạn thông qua các con đường chính thức sau tốt nghiệp (như PGWP, Express Entry). Nhưng nếu hồ sơ không thể hiện rõ ý định quay về hoặc không logic, bạn vẫn có nguy cơ bị từ chối.
=> Lưu ý: Kế hoạch học tập cần thể hiện mục tiêu học rõ ràng, có lý do chọn ngành, chọn trường hợp lý và không mâu thuẫn với năng lực cá nhân.
Chứng minh tài chính không rõ ràng
Chứng minh tài chính là một trong những bước quan trọng nhất khi xin visa du học Canada, dù bạn nộp theo diện SDS hay diện truyền thống.
Với diện SDS, bạn cần có:
– GIC trị giá 20.635 CAD
– Biên lai đóng học phí 1 năm
– IELTS ≥ 6.0 (không kỹ năng nào dưới 6.0)
Với diện chứng minh tài chính, bạn cần:
– Sổ tiết kiệm hợp lệ (thường từ 600–700 triệu VND)
– Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định của người bảo trợ
– Tài sản như nhà đất, hợp đồng cho thuê, giấy phép kinh doanh…
=> Lưu ý: Nên chuẩn bị giấy tờ rõ ràng, minh bạch, nộp sớm để có thời gian bổ sung nếu được yêu cầu. GIC nên mở tại ngân hàng được IRCC công nhận như Scotiabank, CIBC, RBC...