HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU “ SMART”- TẠO ĐỘNG LỰC CHINH PHỤC ƯỚC MƠ!

Trong những năm gần đầy, ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam quyết định ra nước ngoài du học. Mỗi bạn đều ấp ủ một giấc mơ của cuộc đời. Liệu các bạn có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình hay không? Câu trả lời chính là tất cả các kiến thức và kỹ năng các bạn cần trang bị cho mình trước khi đi du học. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là: Xác định mục tiêu.

Chương trình Đào tạo kỹ năng mềm– “PASSPORT TO MY DREAMS” của AMEC xin trân trọng giới thiệu đến các bạn một số nguyên tắc vàng để xác định mục tiêu hiệu quả do chị Krysta Hancock, chuyên gia Phát triển Kỹ năng mềm và ESL của AMEC chia sẻ tại:  https://www.youtube.com/watch?v=BLyZDacRKCA.

1.Mục tiêu phải tạo ra động lực

Như Michelangelo, một điêu khắc gia nổi tiếng trong lịch sử Công giáo, đã từng nói: “Mối nguy hiểm lớn nhất của hầu hết chúng ta không phải là đã đặt ra mục tiêu quá cao và không thể thực hiện được, mà là đã đặt ra mục tiêu quá thấp và thực hiện một cách dễ dàng.” Khi đặt ra mục tiêu, bạn nên đặt ra các mục tiêu có thể khuyến khích bản thân thực hiện vì mục tiêu này rất quan trọng với bạn. Việc đạt được mục tiêu sẽ đem lại cho bạn nhiều hứng khởi, kinh nghiệm và thành tựu. Nếu bạn không hào hứng với kết quả đạt được, hoặc mục tiêu được đặt ra không thích hợp, bạn sẽ không thực sự cố hết sức để thực hiện nó và kết quả là bạn không thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu. Tổng thống Mỹ, Donald Trump cũng từng tuyên bố: “No dream is too big. No challenge is too great. Nothing we want for our future is beyond our reach.” Tạm dịch: Không có giấc mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào là không thể vượt qua. Không có điều gì chúng ta muốn cho tương lai của mình là không thể thực hiện được.

  • Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi mình, “Nếu tôi chia sẻ mục tiêu này với người khác, tôi sẽ nói với họ những gì để thuyết phục họ rằng đó là một mục tiêu đáng giá?”

2. Đặt mục tiêu SMART

Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng các quy tắc đó chưa? Bạn nên viết các mục tiêu ra giấy rồi phân tích một cách SMART (Specific-Measurable-Attainable- Realistic –Time-bound) một cách cụ thể như sau:

  • Specific-Thiết lập mục tiêu cụ thể: Bạn muốn đạt được điều gì một cách cụ thể. Ví dụ: Thi thử IELTs hay TestAs chẳng hạn;
  • Measurable-Đặt mục tiêu đo lường được: Làm thế nào để biết được khi bạn đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ: Bạn đã được IELTs với số điểm trung bình là 7.5 cho 4 kỹ năng hay đạt TOPIK level 6;
  • Attainable-Đặt mục tiêu có thể đạt được: Liệu bạn có thể đạt được mục tiêu với nỗ lực của mình trong khung thời gian bạn có hay không? Ví dụ: Có thể vì bạn đã học và đến lớp luyện thi IELTS, TestAs hoặc TOPIK hàng tháng rồi chẳng hạn;
  • Realistic-Đặt mục tiêu có tính thực tế: Liệu mục tiêu đặt ra có đáng để bạn nỗ lực đạt được không? Liệu mục tiêu đó có giúp bạn thực hiện những mục tiêu lâu dài không? Ví dụ: Câu trả lời là có vì khi đó, bạn có thể sử dụng điểm thi IELTs, TestAs hay TOPIK để vào một trường đại học danh tiếng tại Mỹ hoặc Đức hay Hàn Quốc và sẽ có thể xin được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp;
  • Time-bound- Đặt mục tiêu có thời hạn: Hạn thời gian bạn đặt ra để đạt được mục tiêu này là gì? Ví dụ: kỳ thi của tôi sẽ diễn ra trong một tháng tới, bởi vậy tôi có một tháng để thực hiện mục tiêu này. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy tính cấp thiết của nó và đạt được thành công nhanh hơn.

Sử dụng phân tích SMART là một cách hiệu quả khi đặt mục tiêu cho dù đó là các mục tiêu ngắn hạn (ví dụ:qua một kỳ thi hay là các mục tiêu dài hạn (ví dụ: một công việc mơ ước). Bạn có thể sử dụng phương pháp này để phác thảo những gì bạn muốn và làm thế nào bạn có thể thực hiện được chúng.

3. Ghi mục tiêu ra giấy

Ghi mục tiêu ra giấy một cách cụ thể sẽ giúp bạn nỗ lực thực hiện nó đến cùng. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”.

  • Lời khuyên 1:Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng duy trì mục tiêu hãy nói “Tôi sẽ đạt IELTs 8.0 vào tháng 12 này bằng mọi giá.” thay vì nói: “Tôi sẽ cố đạt được IELTs 8.0 nếu không phải đi làm thêm.”Câu đầu tiên tạo ra động cơ thúc đẩy còn câu thứ hai lại ra điều kiện “Sẽ được ….nếu”.
  • Lời khuyên 2: Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục tiêu cũng nên được đặt lên trên cùng của Thư mục dự án.) Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực cho mình.

4. Lập kế hoạch hành động

Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra lộ trình (hay còn gọi là Roadmap) cho từng bước, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.

5. Bám sát mục tiêu

Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình, chứ không đơn thuần chỉ nằm ở kết quả cuối cùng. Các bạn nên luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu khám phá bản thân có thể thay đổi đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu nhé.

Sau khi đã xác lập mục tiêu của riêng mình, bạn đã có được con dấu đầu tiên trong hành trình chinh phục ước mơ PASSPORT TO MY DREAMS cùng AMEC rồi! Trong các video kế tiếp, chị Krysta sẽ tiếp tục chia sẻ về một số bí quyết khi đặt mục tiêu cho các bạn trước khi lên đường du học. Hãy cho chúng tôi biết cảm nghĩ của bạn và nguyện vọng trang bị kỹ năng bạn cần nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi và xin đừng quên nhấn thích, đăng ký và để lại bình luận tại https://www.youtube.com/watch?v=BLyZDacRKCA.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí