Có nhiều cách để đương đơn có thể làm việc một cách hợp pháp với visa F-1.
Cách dễ nhất để làm việc hợp pháp là tìm việc trong khuôn viên của trường. Việc làm trong khuôn viên của trường phải hoặc ở trong những tòa nhà của trường (bao gồm các cơ sở kinh doanh hoạt động trong khuôn viên của trường như nhà hàng hay tiệm bán sách) hoặc ở một nơi ngoài khuôn viên của trường nhưng sáp nhập vào trường về mặt giáo dục.
Tuy nhiên, du học sinh không thể nào lảm việc cho một công ty ở ngoài hoạt động trong khuôn viên của trường nếu công ty đó không cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sinh viên. Thí dụ, một sinh viên có thể làm cho nhà hàng, nhưng không thể nào làm cho công ty xây dựng hoạt động trong khuôn viên của trường.
Công việc ngoài khuôn viên trường làm cho một tổ chức hay cơ quan sáp nhập với trường phải liên kết đến chương trình học của trường hay liên quan đến những dự án nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ. Việc làm phải là một phần của chương trình học.
Việc làm trong khuôn viên bị giới hạn 20 tiếng một tuần trong khóa học. Du học sinh được phép làm việc toàn thời gian trong những kỳ nghĩ lễ hay nghỉ hè. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) có quyền cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần nếu họ nghĩ là trường hợp khẩn cấp cho phép điều đó. Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần, họ sẽ đăng thông báo trong Federal Register (tạm dịch là Sổ bộ liên bang). Tuy nhiên, du học sinh vẫn phải chứng minh với viên chức nhà trường có tar1ch nhiệm rằng việc làm là cấn thiết để tránh tình trạng khốn khó về kinh tế gây ra bởi tình trạng khẩn cấp. Viên chức nhà trường sẽ ghi chú trên mẫu I-20 theo đúng với thông báo trong Federal Register.
Du học sinh đã hoàn tất việc học sẽ không được làm việc trong khuôn viên nhà trường ngoại trừ nếu đã được chấp thuận trong chuyện xin làm việc trong chương trình đào tạo thực hành (Practical Training).
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng du học sinh có thể làm một công việc trong khuôn viên của trường nếu công việc đó không chiếm chỗ của thường dân Mỹ. Tuy vậy, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) từ trước đến giờ vẫn luôn để nhà trường quyết định chuyện và chưa bao giờ ra thêm hướng dẫn giải thích cụ thể về vấn đề trên. Một vài bình luận gia cho là Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ can thiệp nếu có một người nào làm đơn khiếu nại hay than phiền, chẳng hạn như công đoàn. Tuy nhiên, nếu một công việc từ trước đến giờ luôn luôn dùng du học sinh thì công việc đó được xem như phù hợp với du học sinh với visa F-1 hay M-1.
Đối với một du học sinh đang chuyển trường, việc làm chỉ có thể được chấp thuận bởi trường học có quyền hạn trên hồ sơ SEVIS của du học sinh đó. Một du học sinh với visa F-1 lấn đầu không đươc làm việc quá 30 ngày trước khi khóa học bắt đầu.
Giống như các công ty khác, đại học bắt buộc phải kiểm chứng giấy phép đi làm trước khi thuê muớn một du học sinh cho công việc trong khuôn viên của trường. Điếu này có nghĩa là nhà trường phải tuân theo yêu cầu của mẫu đơn I-9 (Employment Eligibility Verification). Có một vấn đề là du học sinh được mướn có thẻ Social Security Number (SSN) hay không. Nhiều cơ quan, kể cả các trường đại học, yêu cầu nhân viên phải có thẻ Social Security Number (SSN). Tuy nhiên, thẻ Social Security Number (SSN) không bắt buộc khi điền mẫu I-9. Do đó, một trường đại học có thể bỏ qua việc đòi hỏi một du học sinh được mướn phải có thẻ Social Security Number (SSN) nếu điều đó không ảnh hưởng đến công nhân Hoa Kỳ. Tuy vậy, du học sinh vẫn phải nộp giấy tờ để nhận dạng (như hộ chiếu) và để kiểm chứng giấy phép làm việc (như mẫu I-20 và I-94).
Đại học phải làm gì đối với một du học sinh chưa có thẻ Social Security Number (SSN). Nhà trường vẫn phải trừ thuế theo luật để trang trải chi phí về Social Security (an ninh xã hội).
Trong quá khứ, không có thẻ Social Security Number không phải là một vấn đề lớn vì chỉ trong một vài ngày là Social Security Administration (SSA) đã cấp số thẻ Social Security Number (SSA). Việc làm trong khuôn viên của trường là một lý do chính đáng để xin thẻ Social Security Number (SSN). Tuy nhiên, kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Social Security Administration (SSA) kiểm chứng giấy tờ và qui chế di trú với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ trước khi cấp số thẻ Social Security Number. Social Security Administration cũng kiểm chứng vớI trường xem du học sinh có đăng ký học toàn thời gian hay không và có được phép làm việc trong khuôn viên nhà trướng hay không. Những thủ tục này khiến một du học sinh phải chờ đợi nhiều tuần lễ trước khi nhận được thẻ Social Security Number (SSN).
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388