Trong mùa tuyển sinh 2010, những trường hợp đặc biệt như trường có điểm trúng tuyển nguyện vọng (NV)1 cao, trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn…sẽ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định hạ điểm trúng tuyển.
Tối đa 40 thí sinh, 2 giám thị/ phòng thi
Nội dung nêu trên vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra trong phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010.
Theo đó, về việc xác định điểm trúng tuyển, Bộ quy định các trường xây dựng điểm trúng tuyển chung theo khối thi hoặc theo ngành đào tạo.
Điểm trúng tuyển đối với các NV được xác định theo qui định: điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn NV trước, bảo đảm tỉ lệ trúng tuyển hợp lí giữa các NV. Không hạ điểm trúng tuyển, trừ những trường hợp đặc biệt (trường có điểm trúng tuyển NV1 cao; trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; một số ngành nghề khó tuyển sinh) Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định.
Bộ cũng quy định cụ thể, mỗi phòng thi theo danh sách chỉ xếp tối đa không quá 40 thí sinh và phải có hai cán bộ coi thi. Những phòng thi lớn cần sắp xếp cho phù hợp với số lượng qui định trên. Không xếp thí sinh thi môn tự luận cùng với thí sinh thi môn trắc nghiệm trong một phòng thi…
Từ 10/3 bắt đầu nộp hồ sơ thi ĐH
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh (cả thí sinh tự do) có 1 tháng rưỡi nộp hộp sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ qua 2 kênh. Cụ thể, từ ngày 10/3 đếm 10/4 thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT tại trường THPT và Sở GD-ĐT. Nếu hết hạn nộp cho trường và sở thí sinh có thêm 1 tuần (từ ngày 11/4 đến ngày 17/4) nộp hồ sơ trực tiếp cho trường dự thi.
Học sinh đang học lớp 12 tại trường nào nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, còn thí sinh tự do nộp tại các điểm thu do Sở GD-ĐT địa phương quy định.
Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh có NV1 vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành (hoặc mã chuyên ngành) vào mục 2 của phiếu ĐKDT.
Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, CĐ thuộc các ĐH phải khai hồ sơ như sau: Mục 2: Chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà TS dự thi (không ghi mã ngành, chuyên ngành). Mục 3: Ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành (hoặc mã chuyên ngành) của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH mà thí sinh có NV1 theo học.
Sau khi hoàn tất khâu xử lý dữ liệu hồ sơ, trước ngày 30/5 các trường phải gửi giấy báo dự thi của thí sinh về các sở để sở gửi cho thí sinh.
Lịch thi tuyển sinh vẫn chia làm 3 đợt: đợt 1 thi khối A và V trong hai ngày (4 và 5/7); đợt 2 thi khối B,C,D và năng khiếu trong 2 ngày (9 và 10/7); ngày 15 và 16/7 thi CĐ. Thời gian làm bài môn thi tự luận ấn định 180 phút, môn trắc nghiệm là 90 phút.
Trường hợp, nếu không trúng tuyển NV1 và có kết quả thi đạt từ điểm sàn quy định có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) NV2 (từ ngày 25/8 đến ngày 10/9) và xét tuyển NV3 (từ 15/9 đến 30/9) vào các trường còn chỉ tiêu.
Năm nay thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên; đồng thời nộp trực tiếp tại trường. Cả ba hình thức đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Các trường tổ chức thu nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh nộp trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: Mở sổ theo dõi, vào số như nhận công văn đến; tổ chức thu nhận hồ sơ và lệ phí ĐKXT; cấp biên lai cho thí sinh khi đến nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT.
Theo Vietnamnet
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388