HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Trường đại học Việt Nam ‘nóng đất’ hơn ‘nóng chất’

Sau khi làm việc với khoảng 40 trường ĐH, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan ngại về lãng phí khi mở ngành đào tạo hay dùng ngân sách nhà nước kém hiệu quả, đội ngũ giảng viên,…

Trong khi đó, mối quan tâm “nóng” không kém của nhiều trường đại học là làm sao xoay sở được đất đẹp để xây cơ sở khang trang.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá – Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi, qua hoạt động giám sát khoảng 40 trong 2 tháng 1 và 2, đoàn nhận thấy còn nhiều vấn đề phải đánh giá lại.

Từ quy trình thành lập trường, thẩm định mở ngành đào tạo, điều kiện để giao chỉ tiêu tuyển sinh đến việc mang tính tổng thế là quy hoạch mạng lưới ĐH… đều phải có đánh giá vĩ mô.

Trong đó, việc xem xét mở trường, mở ngành đào tạo phải xác định rõ quy mô, địa điểm cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo của từng địa phương. Tình trạng mở ngành theo phong trào, mở ngành không gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương là thực tế “cần khắc phục”.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Lê Minh Hồng thì cho hay, vẫn còn một số trường không đảm bảo tiến độ, làm ảnh hưởng chất lượng, nhưng cách xử lý là… vẫn buông xuôi.

Một thực tế khác được chỉ ra là đội ngũ giảng viên, chỉ tiêu sinh viên/1 cán bộ giảng dạy… tại đa số các trường đều không đạt.

Điều này đặc biệt rõ ở các trường ngoài công lập, khi giáo viên cơ hữu ít, đội ngũ kế cận không có vì hầu hết “tranh thủ” cán bộ nghỉ hưu. Đặc biệt, cơ sở vật chất chủ yếu mới chỉ “đủ phòng học”.

Tất cả các vấn đề này, đoàn giám sát cho rằng Bộ GD-ĐT cần đánh giá lại, đưa thành tiêu chí đối với các trường khi giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Nhiều trường phản ánh mức đầu tư của nhà nước còn thấp, khoảng 5 triệu/sinh viên/năm. Tuy nhiên, ông Thi cho biết, hiện nay, nguồn lực nhà nước đầu tư cho giáo dục không thể tăng hơn. Các trường phải huy động từ nguồn lực xã hội và một phần đóng góp của người học, cụ thể là học phí.

“Nóng” chuyện đất đai

Vấn đề đất đai để xây dựng trường cũng có nhiều kiến nghị “nóng”.

GS Nguyễn Văn Nam, ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị cần sớm có quy hoạch ĐH để các trường tránh tình trạng “mạnh ai nấy lo”, tự chạy đôn chạy đáo tìm đất xây trường.

Còn Phó GĐ ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hữu Đức thì băn khoăn, đất quy hoạch cho ĐHQG Hà Nội thì đã được nhà nước cấp trên Láng Hòa Lạc. Nhưng khi đưa vào sử dụng thì chưa biết lo nhà ở cho các cán bộ, các nhà khoa học trẻ… như thế nào vì cơ sở mới ở xa.

Trường ĐH Hà Nội không xin đất ở nội thành nhưng muốn xin lại gần 10.000m2 đất ở cổng trường. Diện tích đất này đã được bàn giao từ cách đây vài chục năm, nhưng chưa sử dụng nên cho dân mượn trồng lúa.

Hiệu phó Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Vũ Văn Hóa cho hay, để có “đất sạch” xây trường, phải có đến 8 chữ ký đồng ý của các cơ quan chức năng. Thông thường qua 1 “cửa” đã mất khoảng 4 tháng chờ đợi.

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tới 96 trường ĐH, CĐ, trong đó khoảng 40 cơ sở phải di dời ra ngoại thành. Nhiều trường ĐH đã đầy đủ điều kiện để xây dựng nhưng chỉ thiếu đất. Mặt khác, trong thời gian qua nhiều dự án phải dừng lại chờ quy hoạch chung của Hà Nội sau khi mở rộng. Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội thừa nhận thực tế các trường ĐH vừa muốn xin thêm đất, vừa muốn giữ lại cơ sở cũ là điều khó khăn.

Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá – Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết, chương trình giám sát năm 2010 của Ủy ban Thường vụ QH đến nay, đoàn đã làm việc với gần 40 trường ĐH đóng trên địa bàn khu vực phía Nam, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng. Tới đây đoàn tiếp tục làm việc với các ĐH ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên; đồng thời làm việc với các bộ chủ quản của trường ĐH trước khi hoàn thiện báo cáo giám sát về giáo dục ĐH trình ra Quốc hội.

Theo Vietnamnet






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí