Boston được biết đến là một Thành phố có hàng trăm trường ĐH, không chỉ là lò luyện nhân tài của nước Mỹ mà có lẽ là cả thế giới. Chính vì vậy có đến hàng nghìn sinh viên ‘đổ’ về thành phố này để ghi danh vào những trường đại học danh tiếng nhất. Trong đó Việt Nam có trên 100 sinh viên đã và đang theo học chương trình đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Họ là những Việt trẻ và thực sự tài năng.
Trong một bức thư gửi Báo tuổi trẻ, bạn Tô Minh Nguyệt viết: “Tôi đã đi nhiều nơi, từ Seattle bờ tây sang New York phía đông nước Mỹ, đến nhiều trường ĐH, gặp rất nhiều SV, nhưng có lẽ chưa nơi nào nhiều SV giỏi, vui nhộn và nồng nhiệt như ở Boston – thành phố SV”
Boston – Thành phố của những người trẻ và giỏi
Từ New York, theo một nhóm SV, tôi đã sống hai ngày và một đêm với họ. Tại căn hộ số 20 đường Putnam khu Harvard (nhà thuê của SV Nguyễn Xuân Thành), tôi đã gặp Trần Phương Ngọc Thảo, SV VN trẻ nhất đang học tiến sĩ kinh tế Harvard, được bè bạn gọi đùa “thủ khoa giỏi phát sợ”.
Dù được học nhảy một năm, nhận hai học bổng một lúc, 21 tuổi đã học tiến sĩ năm thứ hai nhưng Thảo ít nói và khiêm tốn. Cô đang chuẩn bị về TP HCM thăm ba mẹ và làm việc ba tháng hè cho Ngân hàng Đông Á để lấy kinh nghiệm thực tế ngay tại quê nhà.
Ở Harvard, căn hộ một phòng ngủ, một buồng bếp chưa đầy 20 m2 với giá tiền thuê nhà 1.200-1.400 USD/tháng. Tiền tàu xe đi lại 70-100 USD/tháng, bánh mì thịt cũng 3,4 USD/ổ, bữa cơm bình dân cũng phải 6,7 USD.
Ở Boston tôi cũng gặp Đỗ Hà, cô SV VN vừa tốt nghiệp xuất sắc ĐH Mỹ thuật New York, được chọn vào top 100 SV Mỹ có tác phẩm triển lãm tại câu lạc bộ nghệ thuật ở New York. Ở đây, bạn bè khen Hà nấu ăn giỏi, rành rẽ các cửa hàng đồ cũ, chợ Tàu, bến xe điện ngầm…
Hà đã đi rửa bát, vẽ tranh, dạy tiếng Việt để phụ thêm tiền học ít ỏi mà gia đình chắt chiu cho. Sống và học ở New York, 1.000 USD/tháng là mức tối thiểu. Và như rất nhiều cô gái VN khác, dù sống ở nơi đô hội phức tạp Hà vẫn thủy chung 8 năm với mối tình thuở học trò từ VN.
Ở Boston tôi cũng gặp rất nhiều cặp như thế.
Hãy đi và trải nghiệm cuộc sống
“Nếu được hỏi ước mơ lớn nhất của mình trong cuộc sống là gì, tôi cam đoan rằng phần lớn học sinh sinh viên Việt Nam đều có câu trả lời là được đi du học. Đi du học để được nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng sống, kỹ năng học tập và nghiên cứu, được khám phá một nền văn hóa mới và được mở rộng tầm hiểu biết của mình; tuy nhiên, con đường để đạt được những mục tiêu này đầy chông gai, thử thách và những trải nghiệm trên con đường này là những hành trang quý báu để chúng ta có thể vững vàng bước vào cuộc sống” – Nguyễn Thế Anh (Hội sinh viên Việt Nam tại Boston – Mỹ)
Tôi bắt đầu cuộc sống tự lập của mình bằng việc tập nấu ăn và tự sắp xếp các cuộc sống cho bản thân. Trong những tuần đầu, bữa ăn của tôi chỉ là mì tôm đưa từ Việt Nam sang và trứng gà do mấy ông bạn trong phòng đưa cho. Sau vài tuần, họ đưa tôi đi đến chợ châu Á và siêu thị gần nhà và dần dần tôi có thể nấu các món ăn châu Á khá là tiết kiệm được tiền vì nếu bạn đi ăn McDonald hoặc gà rán Kentucky (KFC) thì mỗi bữa bạn sẽ phải trả hơn $5, một khoản tiền khá lớn so với cuộc sống sinh viên.
Việc học tập ở nước Mỹ thực sự không hề dễ dàng, nhưng sẽ mở ra cho bạn phương pháp học tập và nghiên cứu rất hiệu quả. Khác với giáo dục Việt nam và các nước khác, nền giáo dục Mỹ tập trung vào việc đào tạo tính tự tìm tòi khám phá và nghiên cứu, và đề cao tính độc lập, tính khác biệt của từng cá nhân, đặc biệt đối với cấp học tiến sĩ. Mỗi buổi học ở trường là những buổi tranh luận gay gắt và căng thẳng giữa thầy và trò và đó là những cuộc chiến thực sự về kiến thức cũng như về trình độ. Nếu sinh viên hoặc giáo viên không tự trang bị, bổ sung, và cập nhật kiến thức thường xuyên thì sinh viên sẽ bị đào thải và không thể theo kịp những buổi học trên lớp.
Để có thể tiếp cận được nguồn tài liệu ở Mỹ, sinh viên phải tự trang bị các kỹ năng đọc, viết và đặc biệt là kỹ năng critical thinking để có thể đưa ra được những cái riêng của mình. Một việc làm mà hệ thống giáo dục của Mỹ cấm đó là việc đạo ý tưởng của người khác vào nghiên cứu của mình, thậm chí viết nguyên văn một câu từ một nghiên cứu khác mặc dù các sinh viên đã trích các nguồn dẫn một cách rõ ràng, điều này bắt buộc sinh viên phải biết vận dụng các kết quả của các nghiên cứu khác một cách linh hoạt để kiến thức đó thực sự là của bản thân mình.
Một điểm khác biệt làm cho các nghiên cứu ở Mỹ có tính ứng dụng thực tế cao. Các giáo sư sẽ định hướng các sinh viên gắn các nghiên cứu của mình với thực tế của cuộc sống đang diễn ra. Để bắt đầu một nghiên cứu, sinh viên phải xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu và đây là một cách tiếp cận rất thực tế và thú vị. Bắt nguồn từ việc sinh viên thấy trong thực tế có những vấn đề gì còn tồn tại để đặt ra những câu hỏi và vấn đề nghiên cứu, sau đó dựa vào những kiến thức cũng như các kỹ năng được trang bị để đưa ra câu trả lời cho những vấn đề thực tế đó.
Việc tham gia các tổ chức Hội, đặc biệt là các Hội thanh niên sinh viên Việt nam ở các vùng của nước Mỹ là một việc làm rất cần thiết đối với các lưu học sinh Việt nam. Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã được sinh hoạt trong Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam ở Boston ngay từ những ngày đầu tôi mới sang Mỹ. Được sinh hoạt trong Hội, tôi đã có nhiều cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với những người bạn tốt – những người sẵn sàng chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm sống và học tập của họ. Ngoài ra, vào những dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Đại sứ quán luôn tổ chức các hoạt động đón Xuân với đầy đủ bánh chưng, cành đào, các tiết mục văn nghệ truyền thống văn hóa đã giúp cho những đồng bào Việt nam xa quê hương bớt đi phần nào nỗi nhớ gia đình – một tâm lý chung của những người con xa Tổ quốc mỗi khi Tết về.
Cuộc sống của lưu học sinh tại đất khách quê người không phải là một cuộc sống dễ dàng như những gì họ đã nghĩ trước khi đi học, mà đó là một cuộc đấu tranh thực sự cho sự sinh tồn của mình trên mặt trận giành kiến thức. Những khó khăn, vất vả, gian nan sẽ được vượt qua bằng ý chí, nghị lực, và đức tin theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình đề ra. Tuy nhiên, chính những khó khăn, vất vả, và gian nan này là những kinh nghiệm sống rất bổ ích để các lưu học sinh phát hiện được những tiềm năng cũng như khả năng của bản thân; từ đó định hướng đúng cho sự thành công của mình trong tương lai.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình du học Mỹ mời các bạn liên hệ:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Facebook: https://www.facebook.com/duhocmy360
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388