HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Top các trường hàng đầu Canada ngành Truyền thông

Với sức ảnh hưởng và vai trò ngày càng tăng của truyền thông đại chúng (Mass media), quyết định theo học đại học ngành truyền thông (Communication and Media Studies) hiện là một trong những cách chọn lựa nghề sáng suốt của giới trẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

I. Ngành truyền thông là gì?

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng truyền thông (Communication) là làm báo (Journalism), làm quảng cáo (Advertising) hoặc làm PR (Public relations). Tất cả những nhận định trên đều không chính xác vì đó chỉ mới là một phần của ngành truyền thông.

Ngành truyền thông được phân loại thành những nhóm sau:

1. Ngành truyền thông báo chí (Journalism)

Đa số người Việt Nam vẫn lầm tưởng và đánh đồng ngành truyền thông cũng chính là ngành báo chí. Tuy nhiên, báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này thôi và khác ngành truyền thông ở chỗ Sự Thật là tôn chỉ hàng đầu, còn truyền thông thì có thể thỏa sức sáng tạo.

2. Ngành truyền thông thực hành (Communication Practice)

Nhóm ngành truyền thông thực hành bao gồm: Quan hệ công chúng (Public Relations hay PR) – Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communication) – Truyền thông Phi lợi nhuận (Non-profit Communication). PR có thể gọi là “marketing truyền thông”  hay “chiến lược truyền thông” (Strategic communication) nhằm giúp cho các bên tham gia hiểu nhau thông qua các chiến lược và kế hoạch truyền thông. Còn truyền thông Doanh nghiệp và Phi lợi nhuận có thể giống nhau về các bước tiến hành như đưa ra thông điệp, có các hoạt động truyền đạt, có mục tiêu cần đạt được nhưng bản chất từng bước của hai mảng này lại rất khác biệt. Ví dụ mục tiêu của việc làm truyền thông cho thương hiệu của một sản phẩm chính là muốn người tiêu dùng cảm thấy quen thuộc và muốn mua sản phẩm đó. Trong khi mục đích cuối cùng của việc làm truyền thông Phi lợi nhuận cho một chương trình chống bạo lực gia đình chẳng hạn lại là muốn mọi người ý thức hơn về hiện trạng và cách bảo vệ những nạn nhân của bạo lực gia đình.

3. Ngành truyền thông Media/Digital Media

Đây là nhóm ngành truyền thông sự dụng máy ảnh, máy quay phim, máy tính để dựng nên các sản phẩm truyền thông. Nếu như nhóm truyền thông báo chí và thực hành tập trung vào phát triển nội dung (hay còn gọi là Content Marketing) thì Truyền thông kỹ thuật số triển khai phần hình thức cho các nội dung đó nhằm tạo ra các sản phẩm thật sự hấp dẫn và thu hút. Một số vị trí công việc trong ngành này như: Graphic Designer (thiết kế đồ họa) hay Motion Graphic Designer (thiết kế đồ họa động).

4. Ngành nghiên cứu truyền thông (Media Studies)

Đây là ngành nghiên cứu truyền thông, trong đó tập trung vào việc tìm hiểu các sản phẩm của tùy từng lĩnh vực để trả lời các câu hỏi như: vấn đề được đề cập là gì, nó xảy ra khi nào, ở đâu, tại sao và có ảnh hưởng gì đến con người và xã hội.  Sau khi trả lời hết các câu hỏi thì những người thuộc chuyên ngành này sẽ sự dụng các kiến thức nền được phân tích để xây dựng những câu hỏi phỏng vấn những người tham gia vào quá trình truyền thông. Đây là cách có thể giúp tìm ra lý do thật sự, rồi đối chiếu lại lý thuyết coi có đúng không, có gì cần thay đổi, chỉnh sửa cho thực tế.

Xem thêm: Bí quyết chọn ngành du học Canada https://www.amec.com.vn/bi-quyet-chon-nganh-du-hoc-canada.html

 

Hãy cũng AMEC tham khảo 8 trường Đại học hàng đầu của Canada về nghành Truyền thông nhé.

II. Top các trường ĐH hàng đầu của Canada về Communication and Media Studies 

Theo QS World University Rankings 2018, những trường đại học của Canada đứng đầu về đào tạo chuyên ngành này bao gồm:

STT

Tên trường

Học phí ước tính/năm (CAD)

1

Đại học Mc Gill

19.643

2

Đại học Montreal

19.643

3

Đại học Simon Fraser

25.224

4

Đại học Quebec

19.643

5

Đại học Alberta

25.041

6

Đại học York

24.587

7

Đại học Concordia

19.643

8 Đại học Calgary

23.230

 III. Khung chương trình

Giống như các chương trình cử nhân khác ở Canada, chương trình Cử nhân ngành Truyền thông thường kéo dài 4 năm. Mỗi năm gồm hai kỳ học kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4. Các kỳ thi cuối kỳ thường diễn ra vào cuối tháng 5/tháng 6. Trong suốt quá trình học, sinh viên có thể học thêm các modules như Quản lý và Lãnh đạo Truyền thông, Truyền thông và Công nghệ, Giới và Truyền thông Đa văn hóa. Vào hai năm cuối, các học sinh có thể thực tập tại các tòa soạn, các hãng thông tấn báo chí và truyền hình tại Canada.

 IV. Yêu cầu đầu vào

Tùy từng trường sẽ có yêu cầu đầu vào cụ thể cho các sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, để vào được chương trình Cử nhân truyền thông, các bạn phải có đủ trình độ tiếng Anh (IELTs từ 6.5 trở lên) hoặc tiếng Pháp cùng bằng tốt nghiệp và bảng điểm với điểm trung bình từ 7.0 trở lên cho 3 năm học Trung học phổ thông.

Nếu bạn cần thêm thông tin cụ thể, xin đừng ngần ngại điền vào form dưới đây để có thể nhận được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia của AMEC.

 AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

[contact-form-7 404 "Not Found"]





 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí