Canada đang ngày càng khẳng định vị thế của mình khi lien tục xếp hạng trong danh sách những quốc gia giàu có, thịnh vượng và đáng sống nhất trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi đất nước lá phong này lại thu hút những giấc mơ định cư tới vậy. Làm cách nào để tích lũy kinh nghiệm xin việc và định cư Canada, hãy cùng Amec tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
I. Đơn xin việc
Tập xác định rằng xin được tại Canada một công việc đúng với chuyên ngành hoặc vị trí tương đương với công việc mình đã làm ở Việt Nam, bởi lẽ đây là một đất nước mới, tính chất, yêu cầu công việc…không giống như ở Việt Nam. Tất nhiên khả năng bạn tìm được công việc theo ý thích cũng có, nhưng không cao. Xác định rõ những việc bạn có thể làm: việc làm fulltime, các việc làm bán thời gian, năng lực, sở thích và điều kiện của bản thân. Trau dồi tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) của bạn thật tốt, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, để có thể bắt kịp và cập nhật chuyên môn với người bản xứ sẽ giúp bạn được trọng dụng và tạo điều kiện phát triển hơn.
Khi nộp đơn xin việc, các nhà tuyển dụng Canada thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc ở Canada, điều này, với một sinh viên mới tốt nghiệp, có thể là điểm yếu. Vì vậy, khá quan trọng là bạn sẵn sàng chấp nhận một vị trí làm việc thấp để học tập, tích lũy kinh nghiệm và chờ cơ hội để chứng tỏ khả năng.
Tìm hiểu kỹ về ngành nghề mình theo học, hầu hết các trường đại học Canada đều có chương trình Co-op hay các khóa tư vấn hướng nghiệp có mờ các CEO đứng lớp, bạn nên tận dụng điều này, kỳ thực tập sẽ là cơ hội tốt ghi điểm với nhà tuyển dụng, thu nhập tốt mà chắc chắn kinh nghiệm tích lũy sẽ nhiều hơn những công việc như rửa bát, bồi bàn,…rất nhiều, cũng đồng nghĩa khả năng xin việc khi tốt nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn.
Tìm hiểu thông tin qua các website của chính phủ để biết những dịch vụ cung cấp, những xu hướng phát triển các ngành nghề như các ngành nghề đang thiếu nhân lực, điều kiện bằng cấp và trình độ,… Bạn nên tham gia vào các cộng đồng nghề nghiệp, các forum trên mạng chuyên cuung cấp các câu hỏi và những tình huống khi phỏng vấn, cũng như cung cấp các dữ liệu để tham khảo. Ngoài ra thì tham gia các cộng đồng người Việt, các hoạt động xã hội cũng giúp bạn gặp được nhiều người mới và mở rộng cơ hội của mình.
II. Cơ hội định cư
Hoc nghề: nhiều tỉnh, bang Canada có những chương trình nhập cư riêng để thu hút lao động quốc tế tại một số nghề có nhu cầu cao như Du lịch khách sạn nhà hàng, Điều dưỡng – y tá, Chăm sóc sức khoẻ, Phi công… Nếu bạn học nghề và làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có những ưu đã riêng như xét Visa dễ dàng và gần như nắm chắc tấm vé định cư.
Luật định cư Canada cũng quy định chấp nhận lao động nước ngoài có ít nhất hai năm kinh nghiệm hay tương đương tại Canada, hoặc du học sinh tốt nghiệp của một trường sau Trung học phổ thông với một năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian ở Canada, do đó việc bạn xin được việc là vô cùng quan trọng. Sinh viên quốc tế khi hoàn thành chương trình học tại Canada, được ở lại tối đa 3 năm (tùy bậc học) để tìm việc. Nếu bạn làm việc cho một công ty/ tổ chức Canada và được sự bảo lãnh ở lại làm việc từ họ, việc định cư tại Canada sẽ thuận lợi hơn. Hãy chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức và tìm cơ hội ngay từ khi còn là du học sinh, bạn nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình du học Canada các bạn liên hệ:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Facebook: https://www.facebook.com/duhoccanada360
Tầng 2 tòa nhà 14 – 16 Hàm Long, Q. Hoàn Kiếm, HN
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388