HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Teen và hội chứng học tài tử

Có rất nhiều phương pháp học khác nhau, nhưng không ít teen đang chọn cho mình một phương pháp học dễ “chuốc vạ”. Đó là cách học “nước rút”, nước đến chân mới nhảy mà teen gọi vui là học tài tử!

Học tài tử?

Một số teen thường có thói quen học với “áp lực”, và áp lực ở đây là những bài tập về nhà nhưng lên lớp mới làm, những bài kiểm tra sáng hôm sau phải nộp thì đêm hôm trước mới cuống cuồng hoàn thiện… Nói cho đúng, đó là kiểu học nước đến chân mới nhảy mà một số người còn gán cho tính từ hoa mĩ, “học tài tử”!!!

Mạnh Tú, trường HBT là một trong những “mem” luôn tự nhận mình “học tài tử”. Trên lớp Tú cũng thuộc hàng nhanh trí, mau hiểu bài. Nếu thêm một chút chăm chỉ, chịu khó thì hẳn Tú đã thuộc top 3, top 5 của lớp. Nhưng đó là  “nếu”, rất hiếm khi Tú hoàn thành đầy đủ bài vở thầy cô cho về nhà. Thường là cậu ta lướt qua một vài bài rồi… để đấy. Khi lên lớp, thấy bạn bè lao xao dò bài cậu mới sực nhớ, cuống cuồng làm vội, mà làm vội trong vài phút chờ vào tiết làm sao kịp???

Tuy học hành lớt phớt thế nhưng Tú vẫn luôn thuộc hàng “có uy tín” trong lớp vì sự thông minh của mình. Có lẽ đó cũng là một phần ý nghĩa khiến Tú càng thêm tự tin vào “phương pháp” học của mình.

Còn Hoàng, một “cao thủ” hóa của lớp 11A trường THPT HBT thì khác. Học lớp 11 rồi nên lượng bài tập của Hoàng rất nhiều, nhất là môn hóa. Dẫu vậy, Hoàng thường xuyên “quên” mất hạn làm bài tập. Tệ hơn, trước những kì kiểm tra lớn, Hoàng hay có kiểu học vội vàng để đối phó với hôm thi. Bởi vậy, môn Hóa là môn tủ nhưng hầu như cậu chỉ được điểm phần bài tập, còn phần lý thuyết, Hoàng thường xuyên… nhầm. Khuyên nhủ hỏi han thì Hoàng cười, “chuyện nhỏ í mà”…

Không chỉ con trai mới hay có kiểu học nước đến chân với nhảy. Thu Phương, THPT HHT nổi tiếng học tài mà thi… “chạy” trong lớp. Phương học văn rất khá. Giọng văn mượt mà, sâu sắc. Những đề văn, bài tập Ngữ Văn thầy cho về nhà, mặc kệ bạn bè í ới bảo nhau hoàn thành từ bao giờ, Phương luôn để đến đêm hôm sát ngày phải nộp mới làm. Cô bạn hồn nhiên giải thích: “Học kiểu ấy mới thú. Có áp lực, bài viết của mình cũng hay hơn thì phải!” Và cô nàng thỏa thích chơi dài trong khi hạn nộp bài cứ ngắn dần….

Thực tế đúng là áp lực về thời gian giúp nhiều người làm việc hiệu quả. Khi có một cái hạn “tới” mốc, người ta sẽ có tâm lý dồn mọi tâm huyết để thực hiện cho bằng được. Và trong lúc tập trung tinh thần cao độ như thế tài năng mới có cơ hội bộc lộ.  Tuy nhiên, hoạt động trí óc căng thẳng dưới áp lực thời gian khiến bạn dễ bị suy giảm tinh thần, khó đạt được thành công trong cuộc sống.

Chẳng qua là là ngụy biện

Thực ra “học tài tử” là một cách các teen lười… ngụy biện. Họ thường vào chút khả năng của mình để ơ hờ với việc làm bài tập, chuẩn bị bài vở khi đến lớp.

“Trước mỗi giờ Ngữ Văn, cô thường cho bài tập soạn bài, nhưng có bao giờ Phương làm đâu. Cũng sợ bị cô dò bài, nhưng ngại làm. Còn kiểm tra thì cũng chẳng cần cuống. Sáng mai nộp, tối nay làm nó mới… nóng hổi chứ!”

Với cách ngụy biện nóng hổi ấy, Phương đã có hai lần “tai nạn  đáng tiếc”. Gần đây nhất là lần đợi nước đến chân mới nhảy. Bài tập làm văn lấy điểm hệ số hai mà Phương chủ quan không làm, đợi “cảm hứng”. Trong lúc chờ đợi thì nghịch cái này một chút, chơi cái kia một chút. Rút cục, đêm ấy lôi sách vở ra làm bài thì Phương ngủ mất, sáng dậy thì đã không kịp nữa. Bài tập quan trọng ấy Phương đành chấp nhận bị trừ ba điểm nộp bài muộn.

Sự lười khiến teen không chịu học hành một cách chủ động. Thay vì học cho mình, họ lại coi những deadline là “đích nhắm” cần “chinh phục”. Kết quả, bài tập, bài thi bập bõm, khó đạt điểm cao…

“Mình cũng biết học kiểu này là không tốt. Nhưng quen học như thế, có khi chăm chỉ lôi sách vở ra để làm hết bài tập. Thế mà thoáng nhìn thấy đống bài dài ngoằng đã chóng mặt! Bỏ cuộc!”- Tú than thở.

Vì thói quen học nước đến chân mới nhảy nên những bài tập, bài thi làm vội vàng của các teen không thể đạt điểm cao. Và ai dám chắc, những kiến thức được tiếp thu  “vội” ấy có thể ở lại lâu trong đầu teen?

Việc học là cả  một quá trình đòi hỏi con người phải từ từ lĩnh hội. Học theo kiểu nước đến chân mới nhảy này kiến thức chui vào rồi lại sớm ra khỏi đầu teen…Có nhiều phương pháp học khoa học, hợp lý, hãy chọn cho mình một phương pháp học phù hợp. Đừng để hai chữ “tài tử” đi cùng bạn đến hết thời đi học, teen nhé!

Theo Kenh14.vn






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí