Phân vân mãi chuyện ăn cơm nhà hay cơm tiệm
Xa nhà, chuyện cả tháng ngồi ăn mì gói là bình tường. Nhưng ăn mì gói vẫn không phải là biện pháp lâu dài với teen du học, teen cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ hay hợp lí để có đủ sức khỏe học tập và chiến đấu dài lâu.
Nhiều teen du học phân vân giữa chuyện nên đi chợ mua đồ ăn về nấu hay nên ăn tại những quầy thức ăn bán sẵn? Đó cũng là một câu hỏi quan trọng trong suốt những năm du học của teen.
Huyền Châu, 18 tuổi chia sẻ: “Đi du học có bao nhiêu thứ để lo, cả chuyện ăn ở đâu, ngủ ở đâu cũng là vấn đề lớn. Mình cứ phân vân mãi là nên ăn uống như thế nào? Nấu ăn một mình tốn nhiều chi phí hay đi ăn bên ngoài tốn chi phí nhiều hơn? Mình có đem đồ khô và đồ hộp qua nhưng có lẽ đó chỉ là giải pháp tạm thời. Chứ ăn mãi ngắn lắm… chịu không nổi”.
Nhiều teen đặt ra câu hỏi đó ngay từ lúc mới đi du học, vì chuyện ăn uống là chuyện lâu dài. Nếu teen quyết định ăn cơm tiệm trong suốt thời gian du học, teen không cần sắm sửa những đồ dùng bếp núc. Nhưng nếu ngược lại, teen cần trang bị cho mình một bộ đồ nghề thích hợp ngay từ ban đầu.
Nỗi khổ của việc ăn nhà và ăn tiệm
Xa nhà, những bữa cơm gia đình trở nên khó khăn thiếu thốn. Thời gian đầu, có lẽ các teen sẽ cảm thấy nhớ bữa cơm gia đình, tuy vẫn có thể cố ăn thức ăn bán sẵn được, nhưng chuyện cố gắng ăn cho qua bữa thường sẽ chẳng kéo dài bao lâu.
Việt Hùng (du học sinh Canada) cho biết: “Ở nhà muốn ăn gì là mẹ nấu cho mình ngay. Ăn ngon quen rồi. Giờ qua đây bị lạ vị đồ ăn, cái gì ăn xong mình cũng cảm thấy ngán và không muốn ăn nữa. Nhiều lần mình quyết định không ăn luôn. Đói lắm mới lê lết tìm gì đó bỏ bụng”.
Ăn riêng thì việc đắt đỏ là phải chịu, nhưng nhiều teen ăn một thời gian xong chán ngán quá không thể nuốt trôi. Thế là lúc đó teen lại suy nghĩ: “Hay cùng nấu ăn với bạn ở cùng nhà? Như vậy vừa giảm được chi phí, vừa đỡ ngán ngẩm.”
Thế nhưng lúc bắt đầu không có gì là đơn giản. Nếu teen may mắn ở chung với một người bạn thân và biết chia sẻ thì không có gì đáng nói. Ngược lại, nếu bạn cùng phòng là người hay phân li từng li từng tí… thì sẽ rất mệt mỏi và ảnh hưởng thêm đến nhiều vấn đề khác.
Như Thu Trang (du học sinh Singapore) kể lại: “Để tiết kiệm chi phí ăn, ở, khi qua, mình ở chung nhà với 3 bạn nữ khác. Thời gian đầu, cả đám quyết định nấu ăn chung. Nồi niêu xoong chảo thì cũng mua và dùng chung. Thế nhưng được một thời gian thì đủ thứ vấn đề xảy ra. Bọn mình ban đầu quyết định chi phí hàng tháng phải chia, ngay cả tiền gas, tiền mua thức ăn, tiền mua gia vị… Tuy vậy, chuyện nấu xong người này ăn người kia không ăn, người này nấu nhiều người kia nấu ít cũng dễ gây lấn cấn. Nếu bạn đó đi học hay đi thực tập ở lại trường mà vẫn phải đóng tiền ăn ở nhà để đi chợ người ta cũng không thích. Nếu một số bạn về Việt Nam cả mấy tháng mà vẫn phải góp tiền gas, tiền chợ, tiền mua gia vị cho những người còn lại cũng không được. Vả lại, cũng có những bạn khá chi li, nên xảy đến xung đột nhiều”.
Chuyện xung đột vì những khoản chi li giữa ăn cơm, chung mâm như thế thường xảy ra ở nhiều nhóm bạn nữ hơn. Thế nhưng đối với các teenboy lại xảy ra những tranh cãi khác kiểu: “Muốn ăn nhưng ai cũng lười hay chẳng ai biết nấu, rồi đùn đẩy cho nhau, hoặc đơn giản chuyện ăn xong không ai chịu rửa chén”.
Giải quyết thế nào?
Một lời khuyên cho các teen là teen nên thường xuyên ăn cơm nhà nếu có điều kiện. Thế nhưng, trước tiên các teen nên cùng ngồi lại bàn bạc với nhau. Mất lòng trước, được lòng sau, teen đừng ngại trình bày những khó khăn của mình.
Hằng tháng, bất kì chi phí đi chợ hay mua sắm gì chung, teen nên có một bảng chi tiết mọi thứ, để khỏi gây nhập nhằng cho chính bản thân và người khác. Điều quan trọng cuối cùng chia sẻ cùng teen là trên đời không ai lấy mất hoàn toàn của ai cái gì, đừng quá kỹ tính, tính toán khi chia sẻ, sống thoải mái để cuộc sống luôn màu hồng nhé!
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388