HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Tại sao sinh viên Việt Nam sống ngắn?

Liệu sinh viên Việt Nam có như kết quả một nghiên cứu ở của ĐH California rằng có một thứ “bất dịch” sau cả 40 năm dù là thời của iPod, Facebook?

Kế hoạch học tập là cái gì nhỉ?

Ai cũng biết, để làm tốt một việc gì đó, cần lập kế hoạch phù hợp, khả thi và xác định mục tiêu rõ ràng. Tuy vậy, không phải SV nào cũng nghĩ tới điều này, hoặc điều này chỉ tồn tại trong ý nghĩ.

VietNamNet đã có một khảo sát nhỏ bằng bảng hỏi với SV tại một số trường ĐH ở Hà Nội như: ĐH Ngoại thương, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 1, ĐH Công nghệ và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội, để tìm hiểu sơ bộ về vấn đề này.

Với 210 sinh viên được hỏi trong hiện tại có kế hoạch hoc tập nào, 48 sinh viên, chiếm 23% “nói không”. 36 bạn chỉ có những kế hoạch ngắn ngủi theo ngày.

Thời gian dài hơi nhất mà bảng hỏi đưa ra là kế hoạch theo năm thì cũng có ít sinh viên lựa chọn nhất, với 24 sinh viên, chiếm 11% tổng số. Những kế hoạch dài hơi hơn nữa thì hầu như vắng bóng.

Các kỳ thi, đặc biệt thi hết môn, là thước đo đánh giá chất lượng dựa trên điểm số. Lịch thi các môn cũng thường được thông báo trước khoảng một tuần hoặc nửa tháng để sinh viên chuẩn bị vào cuộc. Tuy vậy, vấn đề ôn thi và chuẩn bị cho một kỳ thi chu đáo, có chất lượng thì lại có kết quả bất ngờ.

35 bạn, chiếm 17% có kế hoạch học tập ngay từ đầu kỳ và việc ôn thi rải đều trong suốt quá trình học.

Và có đến 131 SV, chiếm 62% chỉ bắt đầu ôn thi khi đã có lịch thi hoặc tập trung ôn trong vài ngày trước ngày thi môn nào đó.

Điều đó cũng có thể lý giải cho một hiện tượng thường thấy trên các cánh cửa phòng trọ, phòng ký túc xá khi mùa thi đến là biển báo “Đang ôn thi, không tiếp khách!”.

Câu chuyện ôn thi là nguyên nhân của những vụ thi lại kỷ lục như của Hoàng Văn T. (ĐH Xây dựng). Kỳ nào, T. cũng có ít nhất 1,2 môn thi lại là may mắn, các môn khác trầy trật mới qua được với điểm số trung bình. Đặc biệt, sau “vụ” thất tình, T. làm cả lớp phải “lác mắt” với kết quả 6/7 môn thi lại và học lại.

Hay như Nguyễn Văn L. (CĐ Xây dựng), sự “đầu tư” cho kỳ thi tốt nghiệp của cậu là mấy cân “phao” với hàng trăm câu hỏi và bài tập giải mẫu được in và phô-tô với chiều rộng chưa được nửa gang tay, chiều dài lên tới vài mét, một cái quần ống rộng và nhiều túi cũng rộng không kém phần. Trước ngày thi, việc của cậu là cần mẫn ngồi gấp “phao” thành những cuộn giấy nhỏ.

Chỉ có 44 SV có ý thức ôn thi sớm hơn một chút, khoảng từ 1 – 2 tháng trước kỳ thi.

Một kết quả đáng lưu ý, SV cũng khá khó khăn khi phải giữ vững lập trường của mình để thực hiện đúng một công việc nào đó trong học tập đã được lên kế hoạch. Chuyện gia đình, tình cảm, những cuộc chơi cùng bạn bè hay chỉ là cảm xúc cá nhân vào lúc đó không có hứng học tập, ngại học là những yếu tố “phá bĩnh” việc học nhiều nhất, ngay cả ở những SV có kế hoạch học tập tốt và thực hiện khá nghiêm túc.

Trong khảo sát này, có tới 162 SV, chiếm 77% tổng số chỉ theo kế hoạch một thời gian rồi bỏ dở, hoặc thỉnh thoảng mới thực hiện được, thậm chí là chỉ lập kế hoạch chứ không làm. Chỉ có 48 bạn luôn theo sát từng kế hoạch cụ thể và làm việc đến nơi đến chốn.

Với 201 phiếu khảo sát, số SV đạt học lực loại khá ở học kỳ gần nhất chiếm tỷ lệ cao nhất: 95. Tiếp đến là số SV có học lực trung bình (61), giỏi (22), xuất sắc (9). Còn lại 23 SV năm thứ nhất chưa biết kết quả học lực.

Sinh viên biết “bệnh” của mình

Kết quả của một nghiên cứu ở của ĐH California (Mỹ) chỉ ra rằng thói quen học tập của SV “thời iPod, Facebook đã thay đổi” nhưng có một thứ “bất dịch” sau cả 40 năm, đó là tính trì hoãn.

Còn với khảo sát nhỏ của VietNamNet, 145/210 phiếu trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn thực hiện được/không thực hiện được kế hoạch học tập của mình?”.

Hầu hết, những SV đều chỉ rõ được nguyên nhân. Mặc dù, có đến 95% trong tổng số những sinh viên trả lời câu hỏi về lợi ích của một kế hoạch học tập đối với việc học và thực hiện mục tiêu của mình, đều thừa nhận rằng, đó là một phương pháp tốt để có một kết quả học tập như mong muốn.

Trong số những căn bệnh tự “bắt mạch” cho mình thì nổi bật nhất là ba căn bệnh: lười học, thiếu lòng kiên trì hoặc quyết tâm không đủ lớn và thường bị mất tập trung hay phân tán vào những việc khác.

Thậm chí, SV không ngần ngại thừa nhận: “Do lười nhác, ăn sâu vào máu!”, “không thực hiện được mục tiêu và kế hoạch học tập đề ra do thích chơi hơn thích học”, “mình không thực hiện được những kế hoạch học tập đã đề ra, chủ yếu là do bản thân thiếu quyết tâm và ý chí phấn đấu, không vượt qua được chính mình, vượt lên trên sự lười nhác. Chính vì thế, không bao giờ cố gắng đạt được những mục tiêu dù có đặt ra cụ thể trước đó”.

Trò chuyện với một số SV, khi được chúng tôi hỏi, “cố gắng phấn đấu học tốt để sau này ra trường có cơ hội xin việc làm tốt hơn có phải là một động lực rất tốt?”, có bạn bi quan cho rằng nghề của mình khó xin việc, đâm ra chán học.

Những SV có khả năng học tập và đặt ra kế hoạch, mục tiêu dài hạn cũng hiểu rõ, điều gì khiến họ có được thành công đó. Hầu hết đều thừa nhận rằng: ước mơ, sự quyết tâm luôn cháy bỏng, mục đích học tập là duy nhất, niềm đam mê, sự nghiêm túc trong công việc.

Nguyễn Thành Trung đang theo học cùng một lúc hai trường: Học viện Chính trị và ĐH Y tế công cộng. Trước đó, cậu đã tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, khoa Bác sỹ đa khoa với tấm bằng khá. Tuy vậy, với mong muốn đi xa hơn trong nghề nghiệp, Trung tiếp tục học thêm. Một kế hoạch học tập khoa học, một mục tiêu phấn đấu rõ ràng và luôn cố gắng để thực hiện nó, Trung tự tin trên con đường dài đặt ra cho mình

“Để đạt được mục tiêu, đôi khi mình cũng phải “hi sinh” nhiều thứ lắm, như game, hay nhiều buổi đi chơi với bạn bè, những thú vui khác nữa” – Trung nói.

Hoàng Lan Phương, SV năm 4, ĐH Bách Khoa Hà Nội chia sẻ ước mơ đi du học đã được nhen nhóm từ khi học cấp 3. Suốt gần 4 năm ĐH, cô đã phấn đấu không ngừng.

Phương chia sẻ: “Mình không từ bỏ ước mơ, mình luôn đặt ra những việc cần làm, những mục tiêu cụ thể, những gì cần chuẩn bị về năng lực, ngoại ngữ, vốn sống để có thể đạt được nguyện vọng.”

Phương có một quan niệm sống và làm việc đầy ý chí và lạc quan: không phải bạn thất bại, mà bạn chỉ chưa tìm ra được cái gì hơn thế, mọi khó khăn chỉ là biện minh cho sự lười biếng.

Cô gái nhỏ nhắn này đã liên tục là SV đứng đầu về học lực của khoa trong suốt mấy năm qua. Tấm bằng loại giỏi, cơ hội đến với chân trời mới của học vấn đang ngày càng gần.

“Chắc để đến mai tôi sẽ thay đổi…”

SV đại học hiện nay không học nhiều như trước đây. Có thể đó là vì các giảng viên đang kỳ vọng ít hơn so với 40 năm trước. Hoặc có thể các SV ngày nay bị sao lãng bởi iPod, điện thoại di động và Facebook, những thứ không hề tồn tại vào 40 năm trước.

Đó là những phát hiện chính trong một nghiên cứu gần đây, được thực hiện bởi ĐH California (Mỹ). Trong đó, các nhà nghiên cứu nói rằng SV đại học hiện nay học khoảng 14 giờ/tuần. Tức là ít hơn 10 giờ/tuần so với năm 1961. Thực tế này là đúng với tất cả sinh viên, trong mọi chuyên ngành, ở mọi trường đại học hệ 4 năm.

Christie Mercer, SV năm thứ 3 của ĐH công California Channel Islands (CSUCI), thì chắc chắn rằng mình thuộc số những người học ít hơn. Thỉnh thoảng, cô đến thư viện vì “đó là nơi duy nhất tôi có thể tập trung”.

“Tôi nghĩ lý do chính là do những yếu tố làm sao nhãng” – Mercer, 23 tuổi, chuyên ngành Nghiên cứu tuổi thơ, nói. “Tôi phải tới thư viện, vì nếu ở nhà, tôi sẽ xem TV, dùng máy tính, đi chơi với bạn – luôn tìm được bất kỳ cớ nào đó để khỏi phải làm những điều cần làm”.

Mercer là mẫu SV hết sức bình thường. Theo quan niệm thông thường thì SV phải học 2 tiếng ở nhà cho mỗi tiếng học trên lớp. Các con số thống kê cho thấy đó gần đúng là thời lượng mà SV học ở nhà vào những năm 1960, nhưng không phải bây giờ.

Barbara Collins, giảng viên dạy môn Sinh học ở ĐH California Lutheran ở Thousand Oaks suốt 47 năm, nói rằng thật khó mà đo đếm được rằng SV học nhiều chừng nào, nhưng bà cũng tin rằng ngày nay SV dễ bị sao lãng hơn. Bà cũng nghĩ rằng các giảng viên cũng đã hạ thấp kỳ vọng của mình, đặc biệt trong các lớp học đại cương, là những môn không chuyên ngành.

Tuy nhiên, có một số điều không bao giờ thay đổi, cụ thể là tính trì hoãn.

Allen Manes, 23 tuổi, biết rất rõ điều đó. Cậu biết rằng mình nên học nhiều hơn. Cậu thậm chí còn muốn thay đổi thời gian biểu để mỗi khi học thì hiệu quả hơn.

“Tôi học quá ít so với mức mình nên học, hoặc cần học” – Manes, SV chuyên ngành Tâm lý học ở Channel Islands, nói – “Tôi hay trì hoãn hạng nặng. Tôi biết thế. Chắc để đến mai tôi sẽ thay đổi”.

(Theo Sinh viên Việt Nam)

Theo Vietnamnet






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí