HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Sự thật Du học Đức bậc Phổ thông Trung học (PTTH)

Nếu các bậc phụ huynh và học sinh đang tìm hiểu và băn khoăn về việc có cho con đi du học Đức từ bậc Phổ thông Trung học (PTTH) thì chia sẻ sau đây của PGS.TS Phương Hoa, Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học của ĐH Tổng hợp Potsdam CHLB Đức, chắc chắn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bậc phụ huynh và học sinh.

Nước Đức đang ngày càng đa văn hóa tiếp nhận nhiều du học sinh tới học tập và làm việc do đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Sau đây là những lời khuyên:

  1. Nếu con nhà nào có năng lực và tính cách tốt, gia đình kinh tế dư giả thì các PH nên cho đi du học PT hệ Gymnasium, sẽ tốt hơn cho con rất rất nhiều khi lên ĐH. Nếu con thiên về các môn KHXH mà lên ĐH mới đi du học thì coi như “hết cửa” vì hạn chế về ngôn ngữ nên sẽ rất khó nhằn, hầu như ko có tương lai trên đất Đức.
  2. Tôi đã khảo sát đủ các loại đối tượng từ HS cả Đức lẫn VN (cả HS sinh ra và lớn lên ở Đức lẫn theo bố mẹ sang Đức khi đã học cấp 2 ở VN) và GV Đức, nghiên cứu 1 số SGK (Đức nhiều bộ SGK, ko thể nghiên cứu hết nhé) thì thấy đi từ lớp 7 là HS còn dễ theo nhất, càng đi muộn học càng khó hơn. Tuy nhiên, vì phía Đức chỉ cấp visa cho HS du học sau khi hết lớp 8 nên sớm nhất cũng chỉ có thể đi từ lúc ấy. Hết lớp 9 các con sẽ phải tham gia kì thi vào 10 (sang Đức du hoc PT tuyệt đối ko có chuyện đi từ lớp 11 hay 12 nhé. Có sang cũng phải học lại từ lớp 10. Hết lớp 9 các con sẽ phải làm 1 kì thi vào 10 (MSA: Mittleren Schulabschluss). Từ lớp 11 các con sẽ phải tính điểm tích lũy cho Abitur, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Tiếng Đức và Tiếng Anh (còn lại là các môn tự chọn tùy sở trường của HS). Đức ko đập chết HS 1 lần ở kì thi tốt nghiệp PT (Abitur) như ở VN mà có tính điểm tích lũy.
  3. Nếu du học PT thì khi hết lớp 12 hoặc 13 (tùy trường hệ G8 hay G9), nếu con nào ko muốn học ĐH thì được quyền học tất cả các nghề như HS Đức chứ ko chỉ khống chế học một số nghề như các HS từ VN sang. Nhớ là bên Đức đào tạo nghề vô cùng phát triển, mô hình và chất lượng đào tạo nghề của Đức được xếp hàng đầu thế giới nên HS Đức ko phát rồ đâm đầu vào ĐH bằng mọi giá như ở VN.
  4. Tuyệt đối không có chuyện “em muốn cho con sang du học PT vì em có người nhà bên ấy”. Xin thưa, tuyệt đối ko có chuyện ấy, nếu sang dễ dàng thế thì đồng bào ta bên ấy khuân hết anh em cháu chắt sang Đức hết cả rồi. Chỉ có những trường tư thục quốc tế có kí túc xá mới được quyền nhận HS nước ngoài sang học PT (chỉ tư thục có KTX mà thiếu yếu tố quốc tế cũng không được nhận HS nước ngoài)
  5. Các con nào năng lực không thực sự tốt hoặc chỉ có thiên hướng về KHXH thì tôi khuyên ko nên du học bậc ĐH ở Đức mà nên du học nghề. Có tiếng Đức B2, sang học nghề 3 năm (học 40% lý thuyết, 60% thực hành) có hưởng trợ cấp đủ sống (mức Arbeitsvergütung tùy ngành, tùy công ty, xê dịch từ 800-1000 hoặc hơn chút, trừ thuế vẫn đủ trang trải toàn bộ cuộc sống), học xong 100% có việc làm, và có cư trú dài hạn. Sau 8 năm có quyền đặt đơn xin quốc tịch)
  6. Nước Đức chưa bao giờ rơi vào khủng hoảng thiếu nguồn lực như hiện nay. Nước Đức giờ như cái bọt biển hút các nguồn lực từ ngoài vào. Thế nhưng họ khôn lắm, KO HÚT RÁC RƯỞI NHÉ. Ai lười biếng, lờ đờ như những xác chết di động, ko tự lập, chỉ thích hưởng thụ, “đi tắt đón đầu”, thì đừng có ngu gì mà đặt chân sang bên ấy, sẽ chết trong vòng 1/5 nốt nhạc, nhé.

Vài lời như thế cho bà con thông tỏ đừng ảo tưởng nước Đức là thiên đường. Sang làm việc huỳnh huỵch đấy. Nhưng làm thật ăn thật chứ ko làm thật ăn giả hoặc làm giả ăn thật như xứ Đông Lào, nhé. Biết gì tôi nói nấy, ko tô vẽ lung tung để bà con ảo tưởng mà lao đi như thiêu thân.

Nguồn: Phương Hoa,

http://phuonghoa.edu.vn/tu-van-du-hoc-duc/955-loi-khuyen-chan-thanh-ve-du-hoc-duc






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí