HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Sống ở Đức- Lý do bạn tiêu ít tiền hơn

Bài viết dưới đây của Jenny Hoffe, được chia sẻ trên tờ Creditcards. Jenny Hof là một phóng viên người Mỹ, đã từng sống ở Đức 5 năm. Cô rất ngạc nhiên về cách tiết kiệm của người Đức.

Suốt chuyến đi gần đây tới Đức, tôi vô cùng bối rối khi cần mua vài đồ thiết yếu ở cửa hàng tạp hóa. Chợt nhớ ra là mình chỉ có thể trả bằng tiền mặt hay thẻ ghi nợ. Quen với lối sống ở Mỹ, tôi vốn chỉ mang theo thẻ tín dụng khi đi mua sắm. Tôi phải quay về nhà mà chẳng mua được gì.

Trong khi nhiều nước ở châu Âu (Anh chẳng hạn) thẻ tín dụng có thể được chấp nhận ở mọi cửa hàng. Nhưng Đức không như vậy. Thực tế, có một nghiên cứu của Cục dự trữ liên bang Mỹ so sánh giữa việc sử dụng thẻ tín dụng và tiền mặt trên toàn cầu. Nó cho thấy Đức dẫn đầu về việc chi tiêu bằng tiền mặt. Cụ thể 80% tổng khoản mua sắm là bằng tiền. Trong khi đó, chỉ chưa đầy một nửa số người Mỹ mua hàng theo cách này. Kết quả là, theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, tỉ lệ tiết kiệm cá nhân ở Đức (16,7% trong quý 3 năm 2015) cao gấp 3 lần ở Mỹ.

                                                       Bảng chi tiêu trung bình của một sinh viên tại Đức:

Sống ở Đức 5 năm, bản thân tôi cũng tiết kiệm được nhiều hơn hẳn so với hồi ở Mỹ. Khi tôi nói chuyện với những người nước ngoài vẫn sống ở đây, họ cũng khẳng định điều này. Dưới đây là những bí quyết tiết kiệm của người Đức:

Cuối tuần người Đức thường tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời thay vì đi mua sắm

1.Sử dụng thẻ tín dụng chỉ khi bắt buộc

Những lần bạn thực sự cần dùng thẻ tín dụng là khi không thể thanh toán được bằng tiền mặt. Chẳng hạn như mua vé máy bay quốc tế. Tại Đức, các giao dịch trên mạng hầu như luôn có lựa chọn chi trả trực tiếp từ tài khoản ngân hàng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải trả thêm một khoản phụ phí nếu sử dụng thẻ tín dụng.

2.Trả hết nợ tiêu từ thẻ tín dụng mỗi tháng

Hầu hết thẻ tín dụng ở Đức được ngân hàng phát hành và liên quan trực tiếp tới tài khoản bạn hay sử dụng. Cuối tháng, ngân hàng sẽ trừ tổng tiền các hóa đơn thẻ tín dụng từ tài khoản thanh toán của bạn. Vì thẻ dụng ở Đức thường đi cùng với hạn mức tín dụng thấp. Khả năng bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn số tiền mình có là rất thấp.

Nếu bạn muốn chắc chắn mình thanh toán hết nợ tín dụng đúng hạn để không bị phạt lãi. Hãy liên kết thẻ tín dụng với tài khoản ngân hàng và cài đặt chế độ thanh toán tiền tự động từ tài khoản chính. Nỗi đau nhìn thấy số tiền mình có giảm đi trong tài khoản sẽ khiến bạn giảm bớt thôi thúc mua hàng.

3. Chỉ sử dụng một thẻ tín dụng

Trừ phi bạn biết cách để kiểm soát nhiều thẻ tín dụng như một chuyên gia. Tốt hơn là nên chỉ sử dụng một thẻ nếu bạn muốn hạn chế tiêu xài. Và nếu bạn thực hiện đúng theo lời khuyên chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi không có lựa chọn nào khác, thì một chiếc là đủ.

4. Không mua sắm vào chủ nhật

Các cửa hàng Đức đóng cửa vào ngày chủ nhật. Khi việc mua sắm bị hạn chế vào một ngày cuối tuần, bạn sẽ tiêu ít đi. Khi tôi trở lại Mỹ, tôi vui mừng khi mình lại có thể đi mua hàng 7 ngày một tuần, suốt 24 tiếng một ngày. Tuy nhiên, ngân sách của tôi cũng vơi nhanh chóng.

Để tránh điều này, hãy làm như người Đức. Hãy để ví ở nhà, xỏ giày thể thao vào và đi dạo, vui chơi ngoài thiên thiên thay vì vào các trung tâm thương mại. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn và tài khoản ngân hàng cũng không bị hụt.

Để biết thêm thông tin các bạn vui lòng đăng kí theo form bên dưới hoặc gọi điện tới Hotline: 0919784299/ 0917074677 để tìm hiểu những thông tin cụ thể và để chuyên gia AMEC liên lạc và tư vấn trực tiếp nhé!

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí