Du học sinh chuẩn bị sang Canada trong mùa dịch đều phải nắm được quy trình nhập cảnh và các tình huống có thể phát sinh khi nhập cảnh. Cùng điểm lại một số mục quan trọng nhé:
QUY TRÌNH NHẬP CẢNH
1. Khu vực nhập cảnh (Customs and Immigration Area):
Sau khi bước xuống sân bay, bạn sẽ vào khu vực này. Họ sẽ xem VISA & tờ khai hải quan (declaration card) của bạn rồi check thông tin trong hệ thống. Họ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như sau:
- Bạn đến Canada làm gì? Học ở đâu? Trong bao lâu? Bạn sẽ ở đâu? Đây là lần đầu tiên bạn đến Canada phải không? Bạn sẽ ở đây bao lâu
- Bạn mang gì đến Canada ( nếu check Yes vào mục thứ 3)? Rau củ, hải sản đó tên là gì? Khô hay tươi?
- Bạn mang tổng cộng bao nhiêu tiền?
Nếu bạn đã từng bị blacklist vì khai gian dối trong hệ thống, hoặc lời khai của bạn mơ hồ, khả nghi, họ sẽ đánh dấu vào tờ khai, rồi trả lại cho bạn. Sau đó, bạn được qua cửa.
Hiện tại, sân bay ở Canada đã trang bị các Kios hỗ trợ việc khai form nhanh chóng hơn so với trước đây rất nhiều.
2. Khu vực làm Study permit (nếu đây là lần đầu bạn đến Canada – nếu không, tới bước 3):
Họ sẽ xem thư nhập học, VISA và hỏi bạn một số câu hỏi về trường, ngành và thời gian học, sau đó cấp cho bạn study permit. Hãy chuẩn bị sẵn một bìa hồ sơ đựng các giấy tờ cần thiết cho việc khai báo
- Passport
- LOA (thư nhập học)
- Receipt đóng học phí
- Receipt đóng GIC (trường hợp đi SDS)
- Thông tin về nơi ở tại Canada (địa chỉ, số điện thoại host)
Vì đây là khu vực chung dành cho cả những người xin workpermit, nên việc nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng người tại thời điểm đó.
Tips
- Khi xuống máy bay hãy nhớ đi WC (vệ sinh), vì rất nhiều học sinh từng đứng đây gần 2 tiếng đồng hồ mới lấy được Study Permit.
- Hãy chuẩn bị sẵn một số thông tin về ngành học, trường học trong trường hợp bị hỏi. Có thể bạn nghĩ là đùa nhưng mình đã gặp một số bạn không hề biết học ngành gì trường nào nên bị giữ lại vì nghi ngờ gian lận.
3. Khu vực lấy hành lý:
Sau khi đã được cấp study permit, bạn bước vào khu vực chờ hành lý. Hãy để ý mã số chuyến bay trên vé của bạn để tìm băng chuyền cho đúng. Lưu ý, các thùng giấy sẽ được xếp ở một khu riêng gần đó chứ không chạy trên băng chuyền.
Tip
Nếu còn khỏe và tỉnh táo thì hãy tự đẩy hành lý của bạn ra bên ngoài, vì sẽ có dịch vụ chuyên đẩy đồ chào mời bạn. Nhiều bạn vừa đến nơi còn lơ ngơ thế là cứ “yes yes” rồi họ đẩy ra ngoài tốn 20-50$ nhé. Tặng bạn “Nothing is free in Canada.”
4. Cổng ra
Lúc này sẽ có 1 nhân viên hải quan đứng thu lại tờ khai hải quan. Nếu tờ khai bị đánh dấu cần kiểm tra ở bước 1, họ sẽ dẫn bạn qua một phòng khác. Họ vẫn có thể ngẫu nhiên dẫn bạn qua phòng khác để kiểm tra thêm.
Ở phòng kiểm tra thêm, họ sẽ yêu cầu bạn gỡ toàn bộ tất cả hành lí và kiểm tra từng chi tiết nhỏ nhất (có thể bạn dấu đá quý, kim cương,..). Nếu họ yêu cầu, bạn phải tự tay bưng hành lí lên kệ cao, gỡ ra từng mẩu cho họ xem và giải thích đó là gì? Nếu họ tự làm, bạn không được chạm vào bất cứ thứ gì trong lúc họ kiểm tra. Bạn tự mình sắp xếp, đóng gói lại vali, thùng, sau khi kiểm tra và sẽ không được bất cứ sự giúp đỡ nào.
Điện thoại và laptop có thể bị kiểm tra nếu họ vẫn còn nghi vấn trong câu trả lời của bạn. Nếu có vấn đề gì bất thường họ có quyền tra hỏi bạn. Nếu bạn không cho kiểm tra, im lặng hoặc gian dối, bạn sẽ được trục xuất ngay hôm sau. Họ có thông dịch viên trực tiếp qua điện thoại trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ.
5. Welcome bạn tới Canada
Hãy hít thở sâu và mua thứ gì đó để uống, gợi ý nên thử một ly hot chocolate hay French Vanila của Timhortons trong sân bay nhé.
Như vậy bạn đã ra đến khu vực đón người thân. Hãy kết nối wifi và nhắn cho người đón bạn nhé. Các sân bay tại Canada có thể có nhiều cổng ra, nên nhớ check kĩ thông tin này để tránh anh đầu sông em cuối sông nhé
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Bạn nên cân nhắc về việc xin PR, citizen, renew study-permit, work-permit,… của bạn cũng như những lần nhập cảnh sau này, nếu bạn muốn / có ý định nói dối về những thứ bạn mang theo tại Canada Border và bỏ qua cơ hội nói sự thật mà họ đã cho bạn từ đầu.
Ngoài ra, nếu số lượng công dân từ một nước vi phạm nhiều lần, họ dĩ nhiên sẽ soi kĩ công dân từ nước đó (giống như những gì xảy ra ở Singapore). Vì thế, nó không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân bạn, mà còn gây ra nhiều hệ lụy ở cấp quốc gia.
Hải quan Canada: http://www.cbsa-asfc.gc.ca/menu-eng.html
Có một sự thật là, lần đầu đi, ai cũng muốn mang cả Việt Nam theo bên mình vì tâm lý chung là bên kia sẽ không có thứ này thứ kia hoặc người thân họ hàng cho tặng quá nhiều. Một trong những thứ chúng ta hay mang nhiều nhất chính là đồ ăn, mà công nhận đồ ăn vặt ở Vn là best. Tuy nhiên, theo luật nhập cảnh ở Canada, có một số lưu ý bạn cần phải nắm nhớ.
1. CÓ ĐƯỢC MANG THỊT VÀO CANADA KHÔNG?
Các sản phẩm từ thịt các động vật trên cạn (heo, bò, gà, dê, chó,…) bị cấm nhập cảnh, kể cả các sản phẩm từ thịt (chà bông, cơm cháy chà bông, thịt hộp, mì gói: phở bò, phở gà,…).
Thủy hải sản (tôm khô, khô mực, mì tôm chua cay,..) được phép nhập cảnh.
*Chà bông (ruốc), chả lụa, lạp xưởng, khô bò, bò viên, gà viên, mì tôm, mì thịt, phở (hảo hảo, acecook) được bán rộng rãi trong các siêu thị tại Canada, chất lượng đảm bảo, không chất bảo quản, giá không cao (10$ – 15$ / 1 thùng). Nên chẳng có lí do để phải mạo hiểm.
Lý do cấm thịt: http://www.cbsa-asfc.gc.ca/fpa-apa/species-especes-eng.html
2. HẬU QUẢ CỦA VIỆC MANG THỊT VÀO CANADA LÀ GÌ?
- 800$CAD – 1300$CAD tiền phạt (giảm 50% nếu pay tại chỗ)
- Lưu trong hồ sơ passport trong máy tính là đã từng mang hàng trái phép
- Năm trong black list kiểm tra những lần nhập cảnh kế tiếp
- Tiêu hủy tất hàng của bạn
- Nặng, nghiêm trọng: giam giữ & từ chối nhập cảnh, trục xuất vào hôm sau.
Xem thêm tại đây http://www.cbsa-asfc.gc.ca/…/penalties-sanctions-eng.html
3. TÔI NGỤY TRANG, THAY ĐỔI NHÃN HIỆU ĐỂ QUA MẶT NHÂN VIÊN HẢI QUAN ĐƯỢC KHÔNG?
Nếu bạn nghĩ mình thông minh hơn Canadian để qua mặt họ (với kinh nghiệm hàng ngàn vụ mỗi năm & chó nghiệp vụ) và chấp nhận toàn bộ hậu quả về sau, bạn có thể thử vận may. Tất cả là do bạn quyết định chịu trách nhiệm, vì họ đã cho bạn cơ hội để khai sự thật.
4. TÔI ĐƯỢC MANG BAO NHIÊU TIỀN?
- Bạn được mang vào Canada 10,000CAD hoặc USD với giá trị tương đương mà KHÔNG CẦN KHAI BÁO. Dù vậy, bên Việt Nam chỉ cho phép xuất cảnh với số tiền tối đa là 5,000USD.
- Khai báo: Mang trên 10,000 CAD chỉ cần khai báo trong Declaration Card. Họ sẽ hỏi nguồn gốc vào mục đích. Nếu hợp pháp và có mục đích, họ sẽ cho phép bạn giữ tiền và không có gì xảy ra tiếp theo.
- Không khai báo: Phạt 250$CAD – 5,000$CAD. Được trả lại tiền & lưu vào hồ sơ passport là nói dối khi nhập cảnh. Được kiểm tra kĩ hơn lần nhập cảnh tiếp theo.
*Chẳng có lí do gì để mang thật nhiều tiền trong khi phí chuyển 1 lần chỉ là 15$ (RBC) – 25$ (other banks). Trong sân bay, trên máy bay, trong thành phố vẫn có nguy cơ bạn bị mất tiền vì ở Canada họ thanh toán qua card nhiều hơn tiền mặt.
Tiền mặt xuất cảnh từ VN: https://goo.gl/nf42RH
Tiền mặt nhập cảnh vào Canada: https://goo.gl/ZxYTkz
Cash vs Card Transaction Study: https://goo.gl/qESl3W
5. ĐƯỢC MANG BAO NHIÊU HÀNG, GIÁ TRỊ THẾ NÀO?
Trừ những đồ dùng sử dụng cho cá nhân trên người bạn, những vật dụng check-in & còn mới, bạn phải khai tổng giá trị vào mục value of goods nếu giá trị mỗi thứ hơn 60 USD. Nó bao gồm quần áo, đồng hồ, nước hoa,.. chưa được sử dụng.
Không khai báo các sản phẩm có giá trị lớn: phạt 20% – 80% theo giá thị trường trên mỗi sản phẩm vi phạm (ví dụ: túi LV, nhẫn, đồng hồ cao cấp, nhẫn)
Không khai báo, mang hơn số lượng quy định thuốc lá và rượu sẽ bị tiêu hủy.
Không khai báo đúng tổng giá trị, phạt 400$ và có thể bị tiêu hủy.
Các mức phạt: https://goo.gl/bOFGMv
Giới hạn của rượu, bia, thuốc lá: https://goo.gl/0P7nw4
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VI PHẠM ĐIỂN HÌNH
- Mang tiền, thuốc lá, rượu bia vượt mức không khai báo
- Mang thịt không khai báo
- Mang đồ giá trị cao không khai báo
- Ý định làm việc, học tập và nhập cư bất hợp pháp
Khi đến Canada, các du học sinh nhớ chú ý tuân thủ các quy định để phòng chống dịch tốt nhất để bảo vệ bản thân khi xa gia đình. Trên đây là những chia sẻ vô cùng chi tiết và hữu ích của Nam Nguyễn, du học sinh Canada đã bay tới Canada. Chúc các bạn mạnh khỏe và học tập tốt tại xứ sở lá phong nhé.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388