HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Phát âm tiếng Anh quan trọng ở điểm nào?

hoc tieng anhĐể phát âm tiếng Anh mà giúp người nghe hiểu được ta nói gì thì quan trọng là âm đuôi. Điều này giúp ta định hướng được nghĩa của câu mà không quan trọng người kia dùng tiếng Anh gì (Anh Mỹ, Anh Anh hay Anh Sing…).

Người Việt mình có một yếu điểm rất lớn khi nói tiếng Anh là không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh và hoàn toàn bỏ sót âm đuôi. Điều này dễ hiểu vì tiếng Việt theo phát âm không có âm đuôi. Ví dụ:

– ăn là ăn chớ không có ăn + âm “nờ” đi theo.
– uống là uống chớ không có uống + âm “gờ” đi theo.

Trong khi đó, tiếng Anh cực kỳ quan trọng âm đuôi. Ví dụ:

– tent phát âm là “ten tờ” (tất nhiên “tờ” là âm hơi chớ không phát rõ ra là “tờ”): có nghĩa là cái lều.
– tend phát âm là “ten đờ” (tương tự, tất nhiên “đờ” là âm hơi): có nghĩa là chiều hướng.

Nếu không kèm theo âm đuôi thì dân nói tiếng Anh không hiểu nổi mình nói gì. Những từ rất thông dụng và đơn giản mà người Việt mình vướng phải thì rất nhiều, ví dụ:

– date phát âm là “đay tờ” (“tờ” là âm hơi): có nghĩa là ngày trong tháng.
– day phát âm là “đay”: có nghĩa là thời gian trong khoảng mặt trời mọc và mặt trời lặn.

Một câu như “what’s the date today”, nếu phát âm không chính xác, dân nói tiếng Anh không hiểu nổi.

Phần trọng âm cũng cực kỳ quan trọng. Nếu nhấn sai, họ không hiểu mình nói cái gì ngoại trừ một số người giao tiếp rộng và quen trao đổi với người dân không có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh ngữ.

Khi nói đến “giọng”, mình nói đến “accent” (mode of pronunciation) chớ không phải nói đến “pronunciation” thuần tuý. Accent không quan trọng mà pronunciation mới quan trọng. Tất nhiên giữa cách phát âm giọng Mỹ, giọng Anh, giọng Úc…. có một số điểm khác biệt nhưng những điểm này không quan trọng và người đàm thoại vẫn có thể hiểu. Ví dụ chữ “anti-discrimination” (chống kỳ thị) thì người Mỹ phát âm là “en tai” nhưng dân Anh và dân Úc thì lại phát âm là “an ti”. Tuy nhiên, những khác biệt này không gây trở ngại trong việc hiểu và đàm thoại.

Để có thể nói tiếng Anh đến một lúc nào đó biến thành vô thức và không còn khái niệm tìm từ hay lục soát lại việc nhấn như thế nào, phát âm như thế nào nữa đòi hỏi thực hành và giao tiếp rất nhiều. Nên ráng lắng nghe tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh và luyện lỗ tai nghe đồng thời bắt chước lặp lại các từ họ dùng. Khi đàm thoại với người nói tiếng Anh, đừng mắc cỡ và e ngại khi nói vì họ biết mình không phải là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí