Đối với những sinh viên mới ra nước ngoài, tuy vấn đề học tập vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng họ cũng lo ngại về việc tìm chỗ ăn, ở, về giao lưu văn hóa, hòa nhập cuộc sống… Việc này có thể rất khó khăn và không dễ biết rõ ngay khi còn chân ướt, chân ráo nơi đất khách. Nếu bạn có dự định đi du học nước ngoài thì những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất bổ ích.
Phần I: Quá trình thích ứng về văn hóa
Khi ở nước ngoài bạn cần phải thích ứng được với thiều vấn đề về: học tập, xã hội, văn hoá và tình cảm, cho dù bạn đã hiểu được môi trường này. Ví dụ, trong lớp học tại Mỹ, SV được khuyến khích ra câu hỏi và đưa ra ý kiến riêng của mình. Việc bạn tham gia ý kiến thể hiện việc bạn chú ý nghe giảng, thích thú với bài giảng… Nếu bạn đến từ một nước mà có truyền thống ”giáo viên nói và sinh viên chỉ nghe” thì bạn sẽ phải thay đổi.
Nhìn chung, những gì là biểu hiện của sự thành công trong học tập trong nền văn hoá của nước bạn có thể sẽ không đảm bảo cho sự thành công của bạn khi học tại nước ngoài. Cho nên hãy quan sát những bạn học người địa phương và làm theo họ. Hãy nói chuyện với giáo sư của bạn về dự tính của họ.
Đường cong thích ứng: Hầu hết sự điều chỉnh của các sinh viên là theo hình chữ U khi họ trải qua quá trình thích ứng về văn hoá. Bạn sẽ chuyển từ trạng thái mong đợi thích thú đến một chút thất vọng. Có thể bạn cảm thấy một chút chán nản, tuy nhiên bạn sẽ lại sớm hiểu được nền văn hoá mới và thích ứng dần với nó. Quá trình thích ứng này được ví như hình chữ ”U” – lên, xuống và lại lên trở lại.
Mỗi người có một đường cong thích ứng riêng nhưng chắc chắn sẽ có một số trong những cảm giác trên khi bạn đang trong quá trình thích ứng. Dưới đây là một vài lời khuyên đối với những SV học tại nước ngoài:
Hãy lường trước là bạn sẽ phải chịu đựng quá trình thích ứng về văn hóa, thậm chí cả khi bạn là người có khả năng thích ứng tốt. Tốt nhất SV nên đem theo một số thứ như ảnh, đĩa nhạc, sách báo… từ nhà đẻ nhớ về gia đình và bạn bè. Ngay khi đến nước bạn hãy tìm một số bạn đồng hương và nói về cảm giác của mình.
Tham gia vào các hoạt động của trường như: thể thao, câu lạc bộ SV hoặc những công việc tại trường. Lập ra một nhóm bạn bè. Nếu có ai mời bạn dùng bữa hãy “có”. Bằng không bạn sẽ mất cơ hội.
Trường hợp không ai mời thì bạn hãy chủ động mời một ai đó. Chuẩn bị một số câu chuyện làm quen với các bạn SV bản địa, có thể là về thời tiết, thể thao, hay những ngày lễ, về các thành viên trong gia đình họ.
Theo dõi những dấu hiệu suy yếu về sức khoẻ như mất ngủ, chán ăn… Hãy hỏi những người bạn thân hoặc và trung tâm tư vấn sức khỏe của trường.
Sự thành công trong việc thích ứng được với nền văn hoá mới thật là tuyệt vời khi bạn tới được điểm trên cùng của đường cong thích ứng có nghĩa là bạn đã thành công. Sự hoà hợp của bạn với một nền văn hoá khác sẽ giúp bạn rất nhiều trong.cuộc sống sau này.
Làm quen với phong cách sống mới: Khi bạn đến học ở một nước nào đó, bạn đã tham gia vào một nền văn hoá mới rất năng động, đa dạng. Ở một đất nước mới mà nhiều khi các quy luật không rõ ràng, mặc dù bạn giỏi quan sát và hiểu rõ về những bạn học người Mỹ, nhưng đôi khi bạn sẽ vẫn ngạc nhiên vì hành vi của họ. Thậm chí bạn sẽ quen với những phong cách đó nhưng những gì họ làm dường như vẫn lạ lẫm với bạn.
Cho nên bạn sẽ phải làm gì trong khi chờ đợi? Đầu tiên hãy cười và thư giãn. Sau đó quan sát và nghe ngóng. Hãy biết cảm nhận những khác biệt văn hoá mà bạn khám phá ra theo một cách hài hước.
Sự đúng giờ ngang với sự tôn trọng: Ở nước ngoài, người ta rất coi trọng sự nhanh nhẹn, và cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của họ là đến muộn. Nếu bạn đến muộn dù chỉ 5 phút trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể đánh mất quyền tham dự của mình. Bất kể là bạn hỏng xe, bạn bận làm bài kiểm tra hay bạn ngủ quên, họ sẽ cho rằng bạn coi thời gian của bạn có giá trị hơn thời gian của người phỏng vấn.
Quan niệm này cũng theo cả vào trường học, bất cứ một sự trễ hẹn nào cũng bị cho là thiếu tôn trọng. Nếu bạn chỉ nhớ một thứ, thì đó là: nếu bạn có một cuộc hẹn, hãy đến đó đúng giờ, hoặc thậm chí đến sớm. Nếu không thể đến đúng hẹn hãy luôn xin tha lỗi.
Chủ nghĩa biệt lập về địa lý: Đừng ngạc nhiên nếu một người Mỹ hay Australia nghĩ rằng người Triều Tiên nói tiếng Trung Quốc và Columbia là một thành phố của Mexico. Có thể vì Mỹ là một nước lớn nên một số cư dân rất thiếu kiến thức về phần còn lại của thế giới.
Nếu bạn đến từ Mỹ La tinh, bạn sẽ nhận thấy rằng những người Mỹ nghĩ họ là “người Mỹ” và coi tất cả những người đến từ phía Nam lục địa là “người Nam Mỹ”. Phản ứng duy nhất của bạn là hãy cười và sẵn lòng chia sẻ những thông tin về nước mình.
Một cái bắt tay là một lời chào với bất kể ai cho dù bạn là nam, nữ, già hay trẻ. Những kiểu tiếp xúc lại càng đa dạng giữa những người bạn. Bình thường bạn có thể thấy những người bạn gái thân thiết chào nhau bằng cách ôm hoặc hôn vào má.
Đôi khi họ sẽ chào một người bạn trai thân cũng với cách như vậy. Giữa hai người đàn ông thì những hành động như vậy không phổ biến lắm, và bước đi tay trong tay hoặc khoác vai nhau thì rất hiếm.
Một người đàn ông và một phụ nữ đang hẹn hò hoặc đã cưới có thể nắm tay nhau khi đi đường và đôi khi có thể trao nhau những chiếc hôn nhẹ. Những người lạ thường tránh chạm đến người khác, thậm chí trong đám đông nếu chẳng may bạn chạm phải một người lạ hãy luôn nói “xin lỗi”.
Phong cách cá nhân: Hầu hết nên tự động giữ khoảng cách 3 bước với người lạ và bạn học, thậm chí là trong suốt cuộc nói chuyện hay khi đứng trong hàng. Khi bạn thu hẹp lại khoảng cách đó họ có thể cảm thấy không thoải mái.
Bất cứ khi nào cảm thấy không biết nên làm thế nào hãy quan sát mọi người xung quanh. Và nếu chẳng may có một sự nhầm lẫn nào đó bạn hãy cười và hỏi: ”What’s wrong?”.
Phần II: Những nguyên tắc cơ bản về an toàn cá nhân
Cần phải luôn cảnh giác xung quanh. Nếu thấy người có hành vi đáng ngờ phải báo ngay cho cảnh sát. Biết sử dụng hệ thống chuông báo động. Nếu phải đi đâu một mình, hãy nói cho người ở cùng hay người thân biết nơi đến và khi nào về.
Không đi ra ngoài với người lạ hoặc người say rượu; luôn khoá cửa phòng cẩn thận, lưu số gọi khẩn cấp trong điện thoại; không cho người lạ số điện thoại. Nếu có người gọi nhầm số hãy hỏi họ đã gọi số nào và khuyên họ thử lại. Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở nhà một mình và dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu.
Không cung cấp những thông tin cá nhân cho những người lạ gọi tới; chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng. Hãy báo bảo vệ hoặc cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi.
Khi đi xa: Luôn chú ý xung quanh và tránh đi đường tắt. Khi trời tối nên đi cùng người khác hoặc sử dụng những phương tiện giao thông công cộng. Đi lại trên những con đường có đèn, đi gần đường giao thông; ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp. Hãy chắc chắn rằng tiền điện thoại đủ cho suốt chuyến đi.
Nếu mang ví tiền thì hãy luôn giữ bên mình. Trường hợp nhận thấy mình đang bị đi theo dõi, hãy băng qua phố và đổi hướng đi và cần ghi nhớ càng nhiều đặc điểm nhận dạng của kẻ theo dõi càng tốt để có thể miêu tả lại. Xử lý nhanh bằng nhìn lại phía sau để chứng tỏ cho người theo dõi biết là họ đã bị phát hiện và lập tức đi đến khu vực có đèn sáng và đông người. Đồng thời thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát.
Trong một toà nhà và trong xe ô tô: Không bước vào thang máy cùng lúc với người có hành vi khả nghi. Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi trước khi mở cửa. Những thứ có giá trị bên mình không được để lung tung.
Luôn khoá xe khi bạn không ở trên xe. Đỗ xe ở chỗ sáng và kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên. Không để bất cứ thứ gì có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe. Không lái xe một mình buổi đêm và không đi nhờ xe trên đường.
An toàn tài sản: Luôn khoá cửa khi đi ra ngoài dù lâu hay chóng; giữ số model và seri sản xuất của các thiết bị; ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật riêng; khi không sử dụng nữa thì nên cất máy tính (thường là notbook) và thiết bị khác vào phòng và khoá lại; viết tên vào sách của mình và không để ví, cặp sách lung tung khi đang ở trong lớp, trong thư viện hay trong nhà ăn.
Bảo quản kỹ giấy phép lái xe (không để đăng kí xe, giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng hoặc tiền trong xe); dựng xe đạp ở những nơi có đèn sáng, khu vực thường xuyên có người đi qua. Sử dụng khoá chữ U hoặc khoá xích.
Sử dụng máy rút tiền tự động tốt nhất ở chỗ có nhiều người tới rút, có ánh đèn sáng, nên tránh việc đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm và đừng bao giờ đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388