Sự động viên của bố mẹ tất nhiên là không thể thiếu đối với teen khi những kì thi quan trọng đang gần lại. Nhưng có những kiểu động viên khiến teen phát hoảng…
“Càng thức khuya, dậy sớm càng tốt con ạ…” !!!
Học ôn thi, thức khuya dậy sớm là chuyện đương nhiên. Song nhiều bậc phụ huynh lại có suy nghĩ, càng thức khuya dậy sớm càng chứng tỏ con mình học chăm chỉ và… hiệu quả! Vậy là ra sức khuyến khích teen học khuya, học muộn, dậy sớm ôn bài.
Tùng, THPT NBK tâm sự: “Mẹ mình lúc nào cũng chỉ thích mình dậy sớm học. Sáng mới 3h mẹ đã gọi dậy. Hết ngọt lại đến nạt bắt mình ngồi bàn rồi. Mắt mình thì díp lại, không phải giờ học của mình, “nuốt” sao được. Nhưng cũng không muốn trái lời, sợ mẹ buồn, lại còn “mang tiếng” lười nữa chứ”.
Còn Huy, THPT TL thì than thở: “Học đến 12 mà mẹ vẫn còn “canh me” chưa muốn mình đi ngủ. Không phải chủ quan, nhưng sức học mình đâu phải loại xoàng. Không nhất thiết phài cày như “trâu” sớm tối mới đỗ được tốt nghiệp, Đại học. Nhưng dù mình “lí luận” thế nào mẹ cũng khăng khăng “người ta học ngày học đêm còn chưa ăn ai. Con phải chịu khó chứ!”. Mình chỉ còn biết căng mắt chịu trận, học mà hứng thú cứ dần bị thui chột!”
Hoàng, THPT NTT thì còn tệ hơn. Cậu không thể nào cưỡng nổi cơn buồn ngủ, phải nghĩ mọi cách để ăn gian được vài phút ngủ. Bật đèn học rồi chui vào chăn. Gắng “luyện” được đôi tai cực thính đoán biết bước chân bố mẹ đi lên cầu thang để kiểm tra “tiến độ” câu học bài!!! “Bố mẹ mà bắt gặp mình ngủ như vậy là to chuyện ngay. Không tiếc thương những lời mắng mỏ nặng nề. Biết là bố mẹ lo lắng, nhưng chưa bao giờ mình thấy học kiểu đó sẽ ngấm vào đầu.”
Rõ ràng kiểu động viên con học ôn thi như thế này chỉ khiến teen thêm căng thẳng. Giờ giấc học không phù hợp, áp lực nặng nề khiến các bạn thêm oải học hành là khó tránh khỏi.
Tẩm bổ nhiều, học mới chất lượng!
“Có thực mới vực được đạo”, nhiều bậc phụ huynh lại động viên con học thông qua việc bồi bổ cho con. Những món ăn ngon, bổ dưỡng nhất được phân bổ vào bữa ăn của teen theo thực đơn “khoa học nhất”, được bố mẹ thăm dò, tổng kết qua nhiều nguồn. Chẳng vậy mà có cô bạn trường ĐTĐ đã phát hoảng vì: phải quay vòng với “trứng ngỗng, bí đỏ, đậu, cá” cùng hàng chục loại thức ăn tốt cho trí não khác. Mẹ Thiên, cô bạn tội nghiệp đã thể hiện sự quan tâm triệt để tới con bằng cách chăm sóc bữa ăn của bạn ấy cẩn thận từng li từng tí. Chỉ khổ cho Thiên, vốn đã thuộc form “mập mạp”… Than phiền và trốn ăn thì bị mẹ hết la rầy lại kêu ca đến sốt ruột…
“Mẹ đâu biết mình cứ ăn mấy thứ “bổ dưỡng” đó là muốn… ói. Không phải không thương mẹ, không biết quý trọng đồ ăn. Nhưng mình sợ lắm cái thực đơn mà mẹ đưa ra và muốn mình thực hiện mỗi ngày”, Thiên chia sẻ.
Không ít bố mẹ đang lầm tưởng và ra sức “bồi bổ” để con có thêm động lực, thêm sức khoẻ để học và học.
“Lợi bất cập hại”!
Thật khó có thể thành công với những điều gượng ép. Có lẽ, ít teen nào tìm được niềm vui học tập với những kiểu động viên như trên của bố mẹ.
Cường, năm 3 ĐH Thương Mại kể lại: “Hồi cuối 12 mình phát hoảng vì thời gian biểu học bài mà bố mẹ đề ra khi bước sang kì học mới. Trong đó, mình phải dậy từ 4h sáng, chiều được ngủ 1h, và phải học tới ít nhất 11h30 mới được ngủ. Bố mẹ dường như rất quyết tâm, đã lôi bàn học xuống hẳn phòng ngủ bố mẹ để tiện kiểm tra… Mình thấy như thể bị quản thúc vậy!”
Và với tâm lý ấy, Vinh chỉ có thể cố gắng dạo đầu. Sau đó, cậu bắt đầu tìm mọi cách để được thoát khỏi vòng quản thúc. Không thoát được, Vinh trút mọi cáu giận lên sách vở. Ở nhà thì tỏ ra cần cù, nhưng cứ vào lớp là Vinh ngủ, ngán ngẩm học hành. Nếu không có cô chủ nhiệm năm ấy quan tâm kịp thời, chắc bố mẹ Vinh còn chưa nhận ra để mà thay đổi…
Còn với Huy, cậu bạn trong câu chuyện ở phần trên, bố mẹ cậu không thể biết Huy luôn nơm nớp sợ ngủ sẽ …. bị bố mẹ phát hiện. Ngủ mà phải đề cao cảnh giác, thỉnh thoảng Huy lại giật mình tỉnh giấc vì mơ hồ nghe tiếng… bước chân lên cầu thang lúc mờ sáng!
Tương tự với các teen bị quản thúc thời gian, các teen :được” bố mẹ tẩm bổ theo kiểu “kinh dị” cũng không kém phần thê thảm. “Mình sợ nhất là món trứng ngỗng, ăn phát ngán vậy mà mẹ vẫn ra sức khuyên bảo cho mình ăn để đỡ “lệch” thực đơn”.
Rõ ràng, với những kiểu chăm sóc, động viên con đến phát hoảng như trên, không biết đến bao giờ bố mẹ và teen Việt mới tìm được một tiếng nói chung, một tinh thần chung…
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388