HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Những điều đặc biệt chỉ có giáng sinh ở Đức

Giáng sinh dường như là mùa đẹp nhất trong năm. Từng góc phố được trang hoàng nào là cây thông, nào là hang đá, hay những người tuyết ngộ nghĩnh. Giáng sinh ở Đức sẽ còn tuyệt diệu hơn với không khí lạnh ùa về, từng bông tuyết trắng xóa khẽ rơi và những giai điệu giáng sinh vang lên từng ngõ ngách. Hôm nay hãy cùng AMEC đi tìm hiểu xem giáng sinh ở Đức có gì đặc biệt nhé.

Vớ được lấp đầy vào ngày 6 tháng 12

Trẻ em ở Đức được nhận tất vào ngày Thánh Nicholas (Saint Nicholas Day) (ngày 6 tháng 12) và vớ sẽ được mở vào sáng ngày 7. Lễ thánh Nicholas là truyền thống lâu đời đã xuất hiện nhiều nước ở châu Âu.  

Về cơ bản, đây là một chiếc vớ trống, một chiếc túi hình vớ to sẽ được treo bên ngoài để thánh Nicholas có thể bỏ quà vào trong đó. Từ những đồ chơi nhỏ đến những quả cam, kẹo hay đồng tiền socola, tất cả đều cho tụi trẻ một bất ngờ nhỏ để chuẩn bị chào đón tháng 12.

Những chiếc vớ với đầy ắp quà là niềm vui với đám trẻ

Những chiếc vớ với đầy ắp quà là niềm vui với đám trẻ

Đêm Krampus (Krampus Night/ Krampus Nacht)

Theo truyền thống, Đêm Krampus sẽ diễn ra trước đêm tổ chức lễ của Thánh Nicholas – đêm mà mọi người cùng hóa trang thành quỷ Kampus và đi dọc trên các con phố. Krampus được biết đến là một nhân vật có sừng, xuất hiện vào mùa lễ hội và đe dọa những đứa trẻ hư hỏng. 

Dòng người hóa trang cùng hòa vào Đêm Krampus

Dòng người hóa trang cùng hòa vào Đêm Krampus

Adventskalender (Advent calenders)

Ngày nay, Adventskalender phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng bạn có biết truyền thống này bắt nguồn từ Đức? Cuốn lịch đầu tiên được sử dụng bởi những người Luther ở Đức. Vào khoảng thế kỷ 19 – 20, nhiều gia đình bắt đầu đánh dấu những ngày trước lễ Giáng sinh bằng cách đốt một ngọn nến hoặc đánh dấu các bức tường, cánh cửa bằng một đường phấn. Truyền thống dần thay đổi qua các năm, các cửa hàng bắt đầu bán lịch Adventskalender bằng socola. Hoặc một số nhà tự làm Adventskalender của riêng họ.

Ngày nay, Adventskalender xuất hiện với nhiều mẫu mã đa dạng hơn

Ngày nay, Adventskalender xuất hiện với nhiều mẫu mã đa dạng hơn

Giáng sinh được tổ chức vào đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh (Heiliger Abend) là một ngày lễ kỷ niệm của người Đức. Theo truyền thống, người Đức sẽ dành cả ngày để trang trí cây thông, chuẩn bị thức ăn cho gia đình và trang hoàng nhà cửa. 

Ngoài ra, những “đứa trẻ của Chúa” (Christkind) có nhiệm vụ giao quà khi bọn trẻ đang đợi ở bên ngoài phòng. Một hồi chuông sẽ vang lên để bọn trẻ bước vào phòng, khi đó cả gia đình cùng hát những bài hát giáng sinh trước khi bắt đầu phần bescherung (mở quà). Một số gia đình sẽ chọn tận hưởng đêm Giáng sinh tại nhà thờ, một số thì quây quần bên bàn ăn tại nhà của họ. 

Cây thông được trang trí cuối cùng

Theo phong tục, cây thông sẽ được dựng lên vào ngày 24 tháng 12. Mặc dù điều này bây giờ thay đổi từ gia đình này sang gia đình khác, nhưng nhiều người thuộc thế hệ cũ vẫn trang trí hội trường vào buổi sáng của Đêm giáng sinh. Những phần khác trong căn nhà được trang trí từ trước, riêng cây thông sẽ được giữ lại và trang trí vào cuối cùng. 

Đặt vòng hoa Mùa vọng trên bàn

Vòng hoa Mùa vọng – thường được gọi là Adventskranz, là một truyền thống bắt đầu bởi người Luther ở Đức vào thế kỷ 16. Thông thường, vòng hoa bao gồm 4 ngọn nến, nón thông, quả mọng, hoa khô và nhiều đồ trang trí lễ hội khác nhau. Nhiều gia đình sẽ mang các vòng hoa này về nhà vào đầu tháng 12 và đặt chúng trên bàn. Mỗi ngọn nến tượng trưng cho 1 tuần của tháng đếm ngược tới Giáng sinh.

Vòng hoa mùa vọng (Adventskranz) được đặt trên bàn mỗi dịp Giáng sinh về

Vòng hoa mùa vọng (Adventskranz) được đặt trên bàn mỗi dịp Giáng sinh về

Chợ Giáng sinh

Vào dịp giáng sinh, tại các khu chợ ở các quốc gia trên thế giới, bạn như lạc vào thiên đường kỳ diệu nơi đây. Người ta cho rằng nguồn gốc của chợ Giáng sinh có thể bắt nguồn từ khu vực nói tiếng Đức của các quốc gia ở châu Âu vào thời Trung cổ. Thực sự không có gì tuyệt vời hơn sau khi đi trượt băng, thưởng thức rượu ngâm (glühwein) cùng xúc xích trong khu chợ lâu đời nhất.

Dòng người tấp nập đến chợ truyền thống vào mùa đông

Dòng người tấp nập đến chợ truyền thống vào mùa đông

Thiên thần giáng sinh (Weihnachtsengel) 

Nếu bạn bước vào bất kỳ ngôi nhà nào ở Đức vào dịp giáng sinh, bạn sẽ thấy vô vàn thiên thần giáng sinh (Weihnachtsengel) quanh nhà. Đây là một trong những đồ trang trí phổ biến nhất bạn dễ dàng bắt gặp trên cây thông hoặc trên tủ. Ở một số gia đình, những thiên thần này được truyền qua nhiều thế hệ và mang những ý nghĩa đặc biệt như niềm vui, niềm hy vọng, tình yêu, sự gắn bó và hòa bình. 

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các Thiên thần giáng sinh được trang trí khắp nơi

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các Thiên thần giáng sinh được trang trí khắp nơi

Stollen

Một trong những truyền thống giáng sinh ngon nhất tại Đức – bánh Stollen. 1 loại bánh mì trái cây, làm từ các loại hạt, gia vị, kẹo trái cây và đường bột. Stollen thường được biết đến ở Đức với cái tên Weihnachtsstollen hay Christstollen, loại bánh lễ hội nổi tiếng này đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và làm tất cả những người yêu bánh phải bất ngờ bởi hương vị của nó. Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị bánh này, hãy thử mua chúng ở siêu thị gần nhà bạn. 

Bánh Stollen như một nét văn hóa không thể thiếu trong Giáng sinh tại Đức

Bánh Stollen như một nét văn hóa không thể thiếu trong Giáng sinh tại Đức

Sternsinger

Sternsinger có nghĩa là ca sĩ ngôi sao. Những đứa trẻ hóa trang thành những nhà thông thái và đến thăm những ngôi nhà khác trong khu phố cùng với một ngôi sao trên cây gậy. Bọn trẻ sẽ hát những bài hát chúc mừng với hy vọng lan tỏa niềm vui giáng sinh. Đây là một truyền thống bắt nguồn từ Công giáo và được lan rộng sang một số vùng ở nước Áo. 

Bọn trẻ hóa trang thành những nhà thông thái và hát những bài hát chúc mừng giáng sinh

Bọn trẻ hóa trang thành những nhà thông thái và hát những bài hát chúc mừng giáng sinh

Nutcracker bằng gỗ chạm khắc thủ công

Những bức tượng nhỏ trang trí bằng hạt dẻ. Thường được làm giống với một người lính đồ chơi là một truyền thống giáng sinh tại Đức. Theo văn hóa dân gian của Đức, những chiếc kẹp hạt dẻ này được xem như những vật may mắn bảo vệ gia đình của họ. Người ta cho rằng chúng sẽ trông chừng gia đình, ngăn chặn những linh hồn xấu và nguy hiểm.

Nutcracker vừa là món quà, vừa là nét văn hóa truyền thống tại Đức

Nutcracker vừa là món quà, vừa là nét văn hóa truyền thống tại Đức

Feuerzangenbowle

Một loại đồ uống phổ biến vào dịp Giáng sinh. Feuerzangenbowle (cú đấm bằng lửa) là một loại đồ uống bốc lửa được làm từ rượu vang, rượu rum. Đôi khi là nước ép trái cây. Nó tương tự như rượu ngâm, nhưng có nhiều vị hơn, bạn đã từng thử nó chưa?

Đồ uống “Feuerzangenbowle” nóng bỏng

Lebkuchen

Lebkuchen (tên gọi khác là Pfefferkuchen). Một loại bánh mật ngọt thơm ngon của Đức với lớp đường bên trên. Loại bánh này có từ thế kỷ 14, các tu sĩ Công giáo là những người dùng bánh này. Dễ dàng tìm chúng ở các chợ truyền thống Giáng sinh, siêu thị hay các hiệu bánh ở khắp nơi tại Đức. Sẽ còn tuyệt hơn nếu bạn thưởng thức Lebkuchen cùng với một tách trà vào buổi chiều. 

Bánh “Lebkuchen” thơm ngon tại Đức

Bánh “Lebkuchen” thơm ngon tại Đức

Những bài hát truyền thống

Từ Stille Nacht đến O Tannenbaum, Giáng sinh ở Đức sẽ không trọn vẹn nếu thiếu những bài hát mừng này. Một số gia đình sẽ tập trung tại nhà của họ để hát cùng nhau. Trong khi những gia đình khác sẽ dự lễ của nhà thờ địa phương. Nhiều bài hát mừng xuất hiện từ thời trung cổ. Mang âm hưởng dân gian do các giáo sĩ địa phương viết. 

Ngày Giáng sinh được gọi là “Erster Feiertag”

Không giống như Giáng sinh được tổ chức ở Anh, người Đức xem ngày 25/12 là  “Erster Feiertag” có nghĩa là ngày lễ đầu tiên. Mặc dù các món quà sẽ được mở vào Đêm Giáng sinh. Nhưng ngày 25 mọi người cùng nhau tụ họp, thưởng thức món ngon và tận hưởng ngày nghỉ. 

Từ những chiếc kẹp hạt dẻ hay những món ăn truyền thống. Đức có đủ mọi điều để hấp dẫn bạn. Giáng sinh không chỉ có không khí lạnh. Giáng sinh sẽ ấm áp hơn nếu như bạn có thể tận hưởng hết nét văn hóa truyền thống này.

Hãy đến AMEC ngay hôm nay để có thể sở hữu cho mình tấm vé sang Đức. 

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí