HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Những điều cần biết trước khi đến Nhật (Phần 1)

Công ty AMEC xin gửi tới các em học sinh, sinh viên – những người đang chuẩn bị cho mình hành trang du học Nhật Bản một số đúc kết đầy bổ ích của Công ty dành tặng cho các em trước khi các em sang Nhật học tập.

Quần áo

Học sinh nên mang quần áo mùa thu, quần áo rét và một ít quần áo mùa hè (vì Nhật Bản lạnh hơn miền Bắc Việt Nam). Áo rét có thể mang 1 áo khoác gió dày, 2 áo len, 3 quần bò rộng, 1-2 bộ quần áo ngủ dày… Không nên mua đồ bó vì học sinh sang có thể tăng cân sẽ không mặc vừa và cũng không nên mang quá nhiều quần áo vì không mặc đến. Học sinh nên mang 01 bộ vét (nữ mang áo dài) để mặc trong các dịp lễ Tết, khai giảng, bế giảng năm học.

Giầy dép

Ở Nhật Bản, người dân thường xuyên đi bộ và đi xe buýt nên học sinh nữ không nên đi giày cao gót, các học sinh nên mang theo giày thể thao, giầy đế bằng và dép quai hậu thuận tiện cho việc đi bộ. Nên mang cả dép quai hậu và giày.

Đồ ăn

Đồ ănvà gạo tại Nhật Bản rất đắt so với Việt Nam. Một số loại thực phẩm đặc biệt đắt như thịt bò, thịt lợn. Rau quả ở Nhật Bản cũng rất hiếm. Tuy nhiên thịt gà, trứng và hải sản lại có giá rất phải chăng. Trong thời gian đầu học sinh có thể không quen đồ ăn tại Nhật Bản. Vì vậy, học sinh nên chuẩn bị một số đồ khô, nhẹ mang theo như: mỳ tôm (số lượng vừa phải), ruốc (khoảng 1-2kg), các loại đồ khô được bảo quản tốt đặc biệt là rau củ khô, gạo…

Thuốc uống

Khi mới sang Nhật Bản, do chưa quen đồ ăn (thường là hải sản) và  thời tiết bên Nhật nên một số học sinh bị dị ứng. Vì vậy học sinh nên mang theo thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu, thuốc chống nhiệt. Ngoài ra cũng nên mang theo một số loại thuốc thông thường mà học sinh quen dùng ở Việt Nam như thuốc cảm cúm, thuốc đau đầu, thuốc đau bụng, dầu gió,…để dùng trong thời gian đầu.

Ký túc xá

Học sinh sang Nhật Bản có thể sẽ ở Ký túc xá của trường hoặc ở nhà thuê do trường thuê giúp. Ngoài tiền thuê nhà (tiền ký túc xá), học sinh phải đóng những khoản tiền như: tiền lễ (tiền theo tục lệ người Nhật do người thuê nhà trả cho chủ nhà và không hoàn lại), tiền đặt cọc để đảm bảo sửa chữa các hư hỏng do người thuê nhà gây ra (khoản tiền này được hoàn lại nếu không có hỏng hóc gì). Tiền điện, tiền nước và tiền vệ sinh sẽ do người thuê nhà đóng theo hoá đơn sử dụng. Người Nhật rất không thích người thuê nhà mình uống rượu bia, làm ồn, cãi đánh nhau, hay vứt rác bừa bãi…Vì thế nếu học sinh mắc những lỗi nêu trên, chủ  nhà có quyền yêu cầu học sinh chuyển khỏi nhà mình. Khi đó học sinh sẽ phải chuyển sang nhà mới và lại phải đóng tiền lễ và tiền đặt cọc cho chủ nhà mới cộng với tiền vận chuyển, hết sức tốn kém.

Phương tiện đi lại cho học sinh

Phương tiện đi lại chủ yếu của học sinh tại Nhật Bản là xe buýt, xe đạp và đi bộ. Nếu học sinh ở gần trường thì nên mua một chiếc xe đạp của những học sinh sắp ra trường (giá rất phải chăng) để chủ động đi lại và giảm chi phí. Khi đi xe đạp học sinh phải có dán tem của nhà trường mình đang học, đề phòng trường hợp xảy ra mất cắp. Nếu xe có dán tem, nhà trường sẽ nhanh chóng tìm lại được xe đã mất.

Đối với những học sinh ở xa trường thì nên chọn đi xe buýt. Xe buýt ở Nhật là phương tiện rất phổ biến, chi phí rẻ, thuận tiện và rất an toàn. Ngoài ra còn có các phương tiện khác như tàu điện ngầm, taxi…Học sinh không nên mua xe máy vì việc thi lấy bằng xe máy ở Nhật là cực kỳ khó khăn (hầu như là không thể đối với học sinh).

Gia hạn visa

Sau khi sang Nhật, học sinh sẽ được nhà trường làm thẻ cư trú tại Cục xuất nhập cảnh. Thẻ cư trú của học sinh có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, vì thế sau khi học được gần hết thời gian được cho trên Visa, học sinh cần chuẩn bị để gia hạn visa. Để được gia hạn visa, học sinh cần đảm bảo có tỷ lệ đi học từ 80% trở lên, không vi phạm các quy định của nhà trường cũng như pháp luật Nhật Bản và đã đóng học phí kỳ 1 năm thứ 2.

Trước khi kết thúc năm học thứ nhất khoảng 2 tháng, học sinh cần chuẩn bị tiền để đóng học phí năm thứ 2. Học sinh có thể yêu cầu gia đình chuyển tiền từ Việt Nam sang qua Ngân hàng để chứng minh cho Cục cư trú biết gia đình có gửi tiền cho học sinh khi làm thủ tục gia hạn visa.

(Còn tiếp)






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí