HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Những điểm đặc biệt của Lễ Phục Sinh ở Đức

Lễ Phục Sinh ở Đức không cố định vào một ngày trong năm. Ngày này thay đổi theo chu kỳ mặt trăng.

Du học Đức

Du học Đức

Quá trình diễn ra lễ Phục Sinh

Thường tổ chức trong 3 ngày.

Nó bắt đầu bằng ngày Gründonnerstag – Từ “grün” ở đây thực chất không mang nghĩa “màu xanh”, mà nó bắt nguồn từ từ cổ “gronan” với nghĩa là “khóc” (weinen) – khóc thương cho con đường cứu rỗi của Chúa Jesus.  Theo Kinh Thánh thì đây là ngày mà Chúa Jesus đã chia sẻ bữa ăn tối cuối cùng với các môn đồ. Cũng chính trong ngày hôm đó, Ngài đã bị phản bội và bị bắt giữ. Người theo đạo Thiên Chúa Giáo bắt đầu ngày Thứ 5 Tuần Thánh với 3 lễ kỷ niệm gồm sự cam chịu (Leiden), cái chết (Tod) và hồi sinh (Auferstehung) của Chúa Jesus.

Sau Gründonnerstag sẽ đến Karfreitag – ngày Thứ 6 Tuần Thánh hay còn gọi là “thứ 6 tĩnh mịch” – là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, đây là một ngày họ tưởng nhớ Đấng Cứu Độ. Nhiều nhà thờ không rung chuông vào ngày này. Các buổi lễ sẽ không có nhạc đệm và các tín đồ sẽ không hát thánh ca.

Qua ngày thứ 7 sẽ đến Ostersonntag – ngày Chủ nhật Phục Sinh – chính là thời điểm mà Kinh Thánh kể lại rằng, các bà đi lấy nước đã phát hiện ra chiếc quan tài trống rỗng của Chúa Jesus. Ngày ấy đã trở thành tâm điểm trong niềm tin bất diệt của các tín đồ. Họ tổ chức những lễ hội tạ ơn sự sống và Đấng Tối Cao (Gott). Mùa Phục Sinh bắt đầu vào ngày Chủ Nhật Phục Sinh, kéo dài 50 ngày cho đến lễ Hạ Trần (Pfingsten) vào tháng 5. Vào thứ 2 Phục Sinh – Ostermontag – người ta dường như đua nhau bắt đầu một cuộc sống mới.

Phong tục tập quán trong Lễ phục sinh ở Đức

Một tục tập quán đẹp trong Lễ Phục Sinh là đốt lửa vào đêm T7 trước ngày CN Phục Sinh (Osterfeuer). Ngọn lửa biểu tượng sự hồi sinh Chúa Jesus, là ánh sáng Ngài mang đến thế gian này.

Lễ Phục Sinh tại Đức từ lâu cũng giống như lễ Giáng Sinh, là một ngày lễ gia đình. Không chỉ dành cho tín đồ Công Giáo, người ngoại đạo cũng tham gia đốt lửa, trang trí nhà cửa. Tổ chức trò chơi tìm trứng, tặng quà cho trẻ em.

Vì sao có tập tục “Thỏ mang Trứng” (“Osterhase bringt Ostereier”)?

Người ta tin rằng, trứng được gà đẻ ra trong ngày này sẽ mang đến rất nhiều may mắn!

Đầu năm cũng là mùa thỏ sinh con, giống hình ảnh quả trứng, tượng trưng một cuộc sống mới. Trứng Phục Sinh là truyền thống từ thế kỷ thứ 16. Lúc đó, trong thời kỳ tuyệt thực (Fastenzeit) trước lễ Phục Sinh, tín đồ Thiên Chúa không ăn trứng. Để bảo quản, họ luộc trứng cùng với một số loại cây cỏ, nhuộm màu nhằm phân biệt giữa chín và sống.  Ngày nay, không còn thời kì tuyệt thực nữa, chỉ có ngày “Chay”. Là một ngày bình tâm. Suy nghĩ về những điều mình đã trải qua, và hy vọng về một cuộc sống mới.

Ngày nay, Phục Sinh không còn lạ lẫm gì, kể cả người không thuộc Công Giáo. Một ngày lễ cho gia đình cùng những bữa tiệc, hân hoan đón chào những điều may mắn sắp tới.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí