Người Đức vốn nổi tiếng cần cù, chăm chỉ. Nếu hỏi bất cứ ai về cách người Đức làm việc. Họ sẽ dùng những tính từ mang nghĩa tích cực như “hiệu quả”, “năng suất”, “chất lượng cao”, chính xác” để miêu tả.
>> Tham khảo thêm: Những phúc lợi mà công nhân viên được hưởng khi làm việc tại Đức
8h tối, các cửa hàng tại Đức đều đóng cửa. Bạn sẽ nghe thấy tiếng các nhân viên chào nhau: “Einen schönen Feierabend” (Chúc buổi tối vui vẻ).
Nghiêm túc với công việc là thế. Nhưng người Đức thậm chí còn nghiêm túc hơn với việc nghỉ ngơi. Họ nghĩ rằng năng suất của công ty sẽ được nâng cao. Đồng nghĩa với việc tạo thêm nhiều giá trị – nếu lao động được nghỉ ngơi đầy đủ sau giờ làm. Khoảng thời gian sau giờ làm việc được người Đức gọi là “Feierabend”.
Đất nước có số giờ nghỉ nhiều nhất và nghiêm ngặt nhất
Theo Newsnpr, không có quốc gia nào ưu ái người lao động hơn Đức. Đạo luật Thời gian Làm việc (Arbeitszeitgesetz) nước này quy định rõ ràng. Thời gian làm việc 1 ngày không được quá 8 tiếng. Thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm ít nhất đủ 11 tiếng. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, mọi hoạt động liên quan đến công việc đều coi vi phạm pháp luật. Đã nghỉ ngơi thì sếp gửi email cũng không đọc!
Chủ nhật và các kỳ nghỉ lễ được gọi là Feiertage, hay còn gọi là “ngày nghỉ ngơi”.
Chúng thậm chí còn được quy định cụ thể trong các bộ luật tại Đức. Hiểu là “thời gian thư giãn sau giờ làm việc để nâng cao tinh thần”.
“Bạn phải nghỉ ngơi ngay sau giờ làm. Không có chuyện nghỉ bù gấp đôi vào ngày hôm sau.” Nils Backhaus (34 tuổi) – sống ở ngoại ô Dortmund – cho biết. “Stress và sự hồi phục luôn đi kèm với nhau. Đó là nhịp sinh học của cơ thể”.
Ngoại lệ thì cũng phải nghỉ đến 10 tiếng
Vào năm 2003, Liên minh Châu Âu (European Union) đề xuất các nước thuộc EU hãy luật hóa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Lập tức, Đức chớp cơ hội thực thi quy định giờ giấc lao động.
“Người Đức ý thức rõ ràng tầm quan trọng của việc tách biệt công việc và đời sống riêng tư”. Theo ông David Markworth, nhân viên Viện Luật Lao động và Thương mại Đại học Cologne (University of Cologne’s Institute of Labour and Commercial Law) cho biết. “Chúng tôi hoan nghênh quy định của EU và chỉ chừa một ít ngoại lệ”.
Các ngoại lệ Feierabend là nhân viên bệnh viện, nông dân. Hoặc người làm việc trong ngành khách sạn, vận tải hoặc truyền thông. Tuy nhiên, họ cũng chỉ rút bớt giờ nghỉ có 1h thôi, vẫn còn 10h.
“Người Đức muốn xác định rõ ràng ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian dành cho bản thân. Vì thế, họ luôn nỗ lực làm việc năng suất nhất có thể khi ở cơ quan. Điều đó cho phép họ được nghỉ ngơi hoàn toàn một khi đã tắt máy tính”.
Nghỉ nhiều đến phát ngán
Theo quy định, không ai được phép làm gián đoạn Feierabend. Bao gồm cả chính bản thân người lao động. Đã nghỉ ngơi là phải buông công việc xuống triệt để. Song kể từ khi smartphone xuất hiện, quy định này bỗng trở nên bất tiện.
“Nghỉ ngơi liên tục những 11h là quá dài.” – Claudia Knuth, luật sư thuộc công ty luật Lutz Abel nói. “Không ít người đã kiểm tra email công việc trong khoảng thời gian này chỉ vì… buồn chán”.
Kết quả khảo sát thực tế năm 2019 của hiệp hội kỹ thuật số Bitkom, Đức cho thấy: 96% người tham gia cho rằng Feierabend quá cứng nhắc. Họ muốn có sự thay đổi, linh hoạt thời gian nghỉ ngơi. Sao cho phù hợp với công việc và cuộc sống của từng người.
Với công nghệ kỹ thuật số ngày nay, người đi làm có thể dễ dàng tiếp cận công việc ngoài văn phòng. Theo một khảo sát năm 2015 ở Đức, hơn ¼ nhân viên cho hay: các chủ lao động muốn có thể liên lạc với họ mọi lúc.
Nhưng luật thì vẫn phải và nên tuân thủ
“Quy định giờ nghỉ ngơi đang bị bỏ qua trên quy mô lớn.” – Knuth khẳng định. “Cùng lắm thì khi vi phạm, các công ty cũng chỉ bị nhắc nhở, khiển trách”.
“Thực tế thì từ lâu, Feierabend đã bị lách.” – Adél Holdampf-Wendel, chuyên gia luật lao động nhấn mạnh thêm. “Một số người muốn có thêm thời gian rảnh rỗi vào buổi chiều để lo các chuyện lặt vặt. Ví dụ như chăm con cái, sau đó làm bù giờ vào buổi tối. Một số khác lại muốn bàn bạc lúc khuya với đồng nghiệp, để hôm sau có thể đi làm muộn hơn”.
Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Federal Institute for Occupational Safety and Health – BAUA), Đức: Nới lỏng quy tắc Feierabend có khả năng dẫn đến lạm dụng người lao động. Theo khảo sát của tổ chức này vào năm 2017. 20% công nhân viên đã nghỉ ngơi ít hơn 11h/ngày ít nhất là 1 lần/tháng. Họ nghi ngờ 20% này đã bị ép lao động ngoài giờ.
Nghe thì khó tin, nhưng khi người Đức nghỉ ngơi liên tục 11 tiếng. Họ sẽ cố gắng tránh xa các thiết bị điện tử. Đây không phải là điều dễ thực hiện. Nhưng hầu hết các công ty ở Đức muốn nhân viên dùng thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc bản thân mình. Thay vì kiểm tra email hoặc quản lý bảng tin của bộ phận trên Twitter.
Thậm chí, vài doanh nghiệp còn áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt. Chẳng hạn như tắt hệ thống email qua đêm để ngăn nhân viên kiểm tra trong thời gian nghỉ ngơi. Hai hãng xe nổi tiếng Volkswagen và BMW tại Đức cũng đã yêu cầu người lao động ngừng sử dụng email sau giờ làm và trong các kỳ nghỉ lễ, trừ trường hợp khẩn cấp.
Trên tất cả, Feierabend vì quyền lợi của người lao động.
Nó không chỉ bảo vệ họ khỏi bị chủ lao động bóc lột, mà còn giữ họ an toàn trước thói “tham công tiếc việc” của bản thân. Dù chỉ đọc email công việc ngoài giờ để… giết thời gian, thì đọc xong rồi cũng bất giác trăn trở. Cũng theo BAUA, có nhiều công nhân viên thường xuyên nghỉ ít hơn 11h/ngày đã báo cáo bị mất ngủ, kiệt sức, đau lưng…
Thường xuyên theo dõi AMEC để được cập nhật những thông tin mới thú vị về nước Đức cũng như các chương trình và lộ trình du học ở Đức nhé!
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388