Thời khắc giao thừa là thời điểm chúng ta nói lời tạm biệt với năm cũ đã qua và chào mừng năm mới với đầy những dự định, hy vọng, niềm tin vững chắc về một năm mới sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng và niềm vui. Đó là lý do tại sao nhiều người chọn đi du lịch để chào đón thời khắc này ở những quốc gia khác. Trong số đó, Đức là một đất nước tuyệt vời để bạn chào đón năm mới.
Cùng tìm hiểu xem người Đức có những phong tục và văn hóa đón năm mới như thế nào nhé.
“Silvester” (Đêm Giao thừa)
Đêm Giao thừa theo truyền thống được gọi là “Silvester” nhằm vinh danh Giáo hoàng Sylvester I. Người mất vào ngày 31 tháng 2, năm 335. Vào đêm này, cả đất nước dường như chìm đắm vào những màn bắn pháo hoa rực rỡ . Lễ hội khắp nơi, đặc biệt là ở thủ đô Berlin. Đây là thời điểm thích hợp để đến thăm nước Đức. Nhưng bạn phải chuẩn bị tinh thần với chi phí ở và đi lại chắc chắn sẽ đắt đỏ.
Dòng người thời điểm Giao thừa sẽ rất đông. Đặc biệt là nhiều người còn mang cả pháo hoa cầm tay để chung vui không khí.
Pháo hoa – Người Đức đón năm mới
Bạn nghĩ là bạn đã quen thuộc với pháo hoa rồi, nhưng pháo hoa (feuerwerk) ở Đức vào thời điểm Silvester sẽ rất khác. Theo truyền thống, pháo hoa được cho là có tác dụng xua đuổi tà ma và bạn dường như sẽ thấy pháo hoa ở khắp mọi nơi. Từ những buổi trình diễn pháo hoa chính thức cho đến người dân bắn pháo hoa giấy trên những con phố đi bộ.
Màn trình diễn pháo hoa lớn nhất diễn ra tại thủ đô nước Đức – Brandenburger Tor. Toàn bộ con đường từ cổng đến Siegessäule (Victory Column) bị đóng cửa nhằm phục vụ cho buổi hòa nhạc trực tiếp với hàng nghìn người tham dự. Các thành phố lớn từ Cologne, Munich đến Hamburg đều có những buổi trình diễn pháo hoa quy mô lớn.
Pháo hoa được bán hợp pháp từ ngày 28-30/12 và được bắn vào ngày 31/12 – 1/1. Hãy lưu ý mốc thời gian nếu bạn muốn thử nhé.
Đổ chì (Bleigießen) – Người Đức đón năm mới
Một truyền thống tại nhà nhẹ nhàng hơn nhằm dự đoán vận may của bạn trong năm mới sẽ như thế nào. Đó là “Đổ chì” (Bleigießen) – một dạng như đổ sáp ra hình dạng lá trà.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần để một lượng nhỏ chì trên muỗng canh, nấu chúng trên lửa trần và sau đó đổ vào một bát nước. Chúng sẽ cứng lại theo một hình dạng nào đó – hình ảnh dự báo năm mới cho bạn. Chẳng hạn như đại bàng có nghĩa là bạn có thể kiếm lợi nhuận từ công việc của mình. Trái banh nghĩa là sự may mắn luôn hiện hữu trên con đường bạn đi, Những bông hoa đại diện cho những mối quan hệ mới. Tất cả những biểu tượng này sẽ được liệt kê trong danh sách, kèm theo một bài thơ.
Feuerzangenbowle
Bữa tiệc năm mới thì không thể thiếu đồ uống. Người Đức sẽ thưởng thức rượu, bia và sekt (rượu vang có ga) cho ngày đặc biệt này. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Feuerzangenbowle.
Món đồ uống bắt miệng này được dịch ra nghĩa là “cú đấm rực lửa”. Gồm thành phần chính là glühwein (rượu ngâm) cộng với rượu rum, cam, chanh, gừng, đường và các loại gia vị như quế và đinh hương. Để thưởng thức đúng hương vị, món này cần được đun nóng từ từ rượu với cam và chanh. Sau đó thêm một bình ngâm chứa đầy gia vị. Chú ý không đun rượu quá sôi vì nó sẽ làm mất chất cồn (cũng như hương vị). Khi hỗn hợp còn ấm, hãy đổ chúng vào một cái bát đục lỗ và đặt một ổ bánh mì đường tẩm rượu rum (zuckerhut) bên trên trước khi đốt lửa. Đường sẽ hóa thành caramel trước khi đổ vào rượu. Mọi người sẽ nâng cốc trong khi bài hát “Krambambuli” vang lên.
Bạn có thể tự làm riêng một phiên bản Feuerzangenbowle của chính mình bằng bát chuyên dụng và đường mía. Những vật dụng này luôn có sẵn trong các siêu thị ở Đức. Nhưng bạn sẽ khó tìm chúng ở nước ngoài. Nếu không muốn tự làm, bạn có thể mua một chiếc cốc tại các chợ Giáng sinh ở Đức. Nhưng những công đoạn pha chế này là một phần của sự thú vị trong các buổi tiệc.
Đây cũng được xem là một phần của di sản Đức khi thức uống này đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng nhờ cuốn tiểu thuyết “Die Feuerzangenbowle: Eine Lausbüberei in der Kleinstadt” của tác giả Heinrich Spoerl cũng như bộ phim dựa trên cuốn sách ra mắt năm 1944.
Berliner Pfannkuchen – Người Đức đón năm mới
Đức có rất nhiều món bánh ngọt nổi tiếng, trong đó nhất định phải kể đến pfannkuchen. Đây là loại bánh có nhiều cách gọi, nếu ở Berlin bạn sẽ gọi là Pfannkuchen, krapfen ở phía nam nước Đức hoặc Berliner dùng ở bất cứ nơi đâu trên nước Đức.
Pfannkuchen là một dạng bánh pancake hình tròn, có đường bột được rắc phía trên với đầy thạch ngọt (konfitüre) ở giữa. Vào dịp năm mới, chúng được bán ngoài hàng với nhiều hương vị khác nhau như socola, vani, rượu trứng (eierlikör) hoặc thậm chí là mù tạt (senf) dành cho những khách hàng kém may mắn. Trò chơi may rủi này là một thử thách nhẹ nhàng dành cho bạn vào đầu năm.
Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội thử thách vận may hương vị vào dịp năm mới. Bạn có thể thử lại vào dịp Karneval hoặc Fasching.
“Dinner for one”
Bộ phim trắng đen được phát sóng lần đầu ở Đức vào năm 1963 và chỉ kéo dài 17 phút. Với tiêu đề “Dinner for one” (Tạm dịch: Bữa tối cho một người). Nó được phát sóng trên truyền hình ở Đức vào mỗi Đêm giao thừa. Được hàng triệu người đón xem, đây được xem là truyền thống của người Đức.
Cốt truyện bộ phim khá đơn giản, nhân vật chính là bà Sophie và tổ chức bữa tiệc đón năm mới, cũng là bữa tiệc đón tuổi 90 của bà cùng với 4 người bạn. Nhưng 4 người bạn của bà đều đã mất, nên bữa tiệc chỉ còn lại bà và người quản gia “James”. Vì vậy người quản gia đã đóng vai từng người bạn của bà để thưởng thức bữa tối cùng bà. Cách diễn khôi hài cùng tình huống hài hước đã tạo nên sự thú vị của câu chuyện vào đêm giao thừa. Cụm từ lặp đi lặp lại “Thủ tục giống như mọi năm, James” đã trở nên nổi tiếng trong giới tiếng Đức nhờ chương trình này.
Điều kỳ lạ hơn sự phổ biến của chương trình này là rất ít người nói tiếng Anh biết đến nó mặc dù đây là chương trình nói tiếng Anh. “Dinner for one” giữ kỷ lục Guiness Thế giới về “Chương trình Truyền hình được phát nhiều nhất”. Nhưng chưa bao giờ được phát sóng trên truyền hình Anh cho đến đầu năm 2018. Nhiều người nói tiếng Anh thậm chí chưa từng xem nó trước khi đến Đức.
Nếu bạn có cơ hội ăn mừng năm mới ở Đức. Hãy nhớ bật TV, tắt pháo hoa trước nửa đêm để xem chương trình biểu tượng này của Đức.
Năm mới bên cạnh việc nhìn lại năm cũ. Đây còn là dịp bạn cùng những thân yêu nhất làm những điều tuyệt vời. Hãy lưu lại những điều AMEC kể trên để một ngày nào đó. Bạn có thể tận hưởng cảm giác đón năm mới ở Đức nhé.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388