Du học Đức: Bạn mong ước trở thành một bác sĩ giỏi? Bạn muốn du học ngành Y? Đại Học Ludwig-Maximilian tại München với lịch sử phát triển lâu đời đặc biệt là về ngành Y sẽ là lựa chọn số một nếu bạn mong muốn du học tại nước Đức1. Lịch sử của trường đại học Ludwig-Maximilian MünchenNăm 1472 Bá tước Ludwig miền Nam Đức với sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng đã thành lập trường đại học đầu tiên của bang Bayern ở tỉnh Ingolstadt, hiện nay là một tỉnh ở gần München vài chục cây số và nổi tiếng về dự trữ dầu khí. Đại học đầu tiên này rất mạnh và chú trọng về khoa thần học của Thiên Chúa giáo.Năm 1800, vua Maximilian đệ I dời trường về Landshut, một tỉnh gần München hơn là tỉnh Ingolstadt trước đây và từ đó trường mang tên ông và người sáng lập là Ludwig-Maximilian. Lúc bấy giờ trường có gần 1.000 sinh viên và trường tồn tại khoảng 25 năm.Năm 1826, ngược lại vua cha (Maximilian đệ I) – người sợ thành phần sinh viên bạo động có nguy cơ cho Vương quyền – vua Ludwig đệ I dời trường lần nữa và là lần sau cùng cho tới nay về trung tâm München. Năm 1840 ngài bắt đầu cho xây cất những tòa nhà đồ sộ, đẹp đẽ và những giảng đường vĩ đại có giá trị lịch sử cho tới ngày hôm nayNgược lại với vua Ludwig đệ II là ông vua chỉ thích xây lâu đài cho mình, Vua Ludwig đệ I lại thích xây trường đại học cho dân. Hễ nói tới “Uni” là ta phải nhớ đến vua Ludwig đệ I. Trong những năm cai trị, ngài chỉ thích xây trường cho huy hoàng rực rỡ. Thế mà thành phần sinh viên chẳng những không biết ơn, còn tham dự vào việc bạo động lật đổ ngài vào năm 1848; nếu không chắc đại học München còn lớn hơn và huy hoàng hơn nữa.Vua Ludwig đệ I đã khuyếch trương trường và rước những giáo sư nổi tiếng về dạy, trường được nổi tiếng rất nhanh và có nhiều ngành. Năm 1865 đã có ngành đại học khoa học, năm 1905 trường có vào khoảng 5200 sinh viên. Ngày xưa phụ nữ ít được đi học mà bà Adele Hartmann là người đàn bà đầu tiên được làm nữ giảng sư ở trường này; cho tới năm 1918 trường có tổng cộng 174 nữ giảng sư. Hiện nay số lượng nữ sinh viên nhiều hơn nam sinh viên, chiếm hơn một nửa của tổng số sinh viên của trường (26.927 nữ sinh viên trong tổng số 44.211, thống kê vào lục cá nguyệt mùa hè 2003).Chẳng ai ngờ là 500 năm sau ngày thành lập, trường đã phải dời chỗ 2 lần và trở thành trường đại học lớn nhất nước Đức. Đây cũng là nơi có dấu ấn lịch sử của nhóm Hoa Hồng Trắng (Weiße Rose) do chị em Scholl và giáo sư Kurt Huber lãnh đạo chống lại Hitler .Sau Thế chiến Thứ 2, số sinh viên tham dự tăng rất nhanh và đạt đến đỉnh cao vào năm 1990 với 65.000. Hiện tại có khoảng hơn 44.000 sinh viên ghi danh.Trường ngày hôm nay tọa lạc ở trung tâm thành phố, còn đại học y khoa, để cho tiện việc giảng dạy và thực tập, thì ở gần những nhà thương lớn trong thành phố.Trường Y khoa München chia ra làm hai trường với điều kiện học đều giống nhau.- Đại học Y khoa (Universität der Medizin)
– Đại học Y khoa bên hữu ngạn sông Isar (Technische Hochschule der Medizin rechts Isar)2. Quá trình học y khoa
Ngày 1.10.2003 nhà nước mới ra điều luật mới cho chương trình y khoa như sau:Học y phải mất 6 năm 3 tháng và chia ra làm hai đoạn, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, giai đoạn 2 kéo dài 4 năm , sau mỗi giai đoạn đều có một cuộc thi viết và vấn đáp để lên lớp và ra trường. Luật mới này khác với luật trước là tăng phần thực tập chăm sóc bệnh nhân (thay vì hai tháng tăng lên ba tháng) và có thêm môn tâm lý và cách sống chung với mọi người. Luật mới này đặt trọng tâm trong giai đoạn 1, mối liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, nói cho đúng ra là môn học dạy cho bác sĩ làm lương y làm từ mẫu trước cái đã. Giai đoạn 2 được tiếp tục sau khi đậu đoạn 1 và dài 4 năm . Năm cuối cùng là năm thực tập (PJ: Praktisches Jahr) sau đó thi và ra trường (Staatsexamen).Trong thời gian những năm học đó, sinh viên phải có những chứng chỉ đã học và đã thi đậu các loại môn bắt buộc trong từng năm mà mình phải học (tiếng Đức gọi là Pratika, Kurse, Seminare, v.v…)Sau khi thi ra trường xong, sinh viên tự ý chọn môn mình thích và đi làm khoảng 4-6 năm tùy môn và cuối cùng thi lần chót để lấy bằng chuyên môn (Facharzt). Trong thời gian này, bác sĩ đã hành nghề và có lương để sống, chớ không còn đi học như 6 năm qua.
Theo: Duhocduc.de
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388
em chào anh chị !
em là sinh viên y khoa.em sắp ra trương và muốn học thêm về y khoa tai đức!nhưng em không biết điều kiên là gì đê có cơ hội học tập và làm việc tại Đức!
em có bằng trung bình khá và chưa biết tiếng Đức.nhưng em rất muốn được sang Đức học tập và làm việc!
em phải làm thế nào ạ?