HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Mối quan hệ thầy trò!

Mối quan hệ thầy-trò trong giảng đường nước ngoài không tự do, thoải mái theo kiểu ‘thầy làm việc thầy, trò làm việc trò’ như trong các bộ phim Mỹ được chiếu trước đây ở Việt Nam.

Tự do như trong phim?

Tự do, thoải mái, không bị ‘soi’ là câu trả lời chung của một số bạn trẻ Việt Nam khi được đặt câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về mối quan hệ thầy-trò trong giảng đường đại học ở nước ngoài?”

Thậm chí, có bạn còn cho biết: “Tôi thì thường hình dung ra một lớp học với các sinh viên ngồi gác chân lên bàn, xoay bút, tự do ăn bánh mỳ kẹp, uống nước và ‘vặn vẹo’ lại thầy giáo khi có điều thắc mắc. Y như trong phim vậy!”

Tuy nhiên, những người trong cuộc lại cho hay, những điều ‘tưởng tượng’ như trên phần lớn là không đúng.

Thành – một sinh viên chuyên ngành tài chính tại Đại học Monash, Úc đã từng bị giáo viên nhắc nhở và mời ra khỏi lớp ngay trong tuần học đầu tiên vì tự do ăn uống khi giáo viên đang giảng bài. “Buổi sáng hôm đó, tôi đi học muộn và có mang theo một cái bánh mì để ăn sáng. Vì trước đó tôi thấy các bạn cùng lớp mang nước uống, kẹo cao su, kẹo ngọt vào lớp để ăn nên tôi nghĩ chắc giáo viên nào cũng dễ tính. Ai ngờ, vừa mới nuốt xong miếng bánh mì đã thấy thầy giáo nhắc rất lịch sự: “Em ra ngoài, vào phòng ăn của khoa cho thoải mái”. Từ đó, tôi cạch đến già luôn!”

Thủy, sinh viên kinh tế tại Pháp và Giang – cựu sinh viên Đại học Oklahoma, Mỹ cũng có ý kiến tương tự. Thủy kể về kinh nghiệm của bản thân:

“Theo tôi, quan hệ thầy trò khá thoải mái xét trên phương diện học tập như thảo luận vấn đề, bàn luận các đề tài. Tuy nhiên, không có chuyện ăn uống, nói chuyện, tán gẫu trong lớp. Thỉnh thoảng, có thầy cô nào dễ tính lắm thì cho sinh viên ngồi ra một góc và…ngủ. Đặc biệt đối với những sinh viên không tôn trọng giáo viên thì thường bị đuổi luôn ra khỏi lớp, thậm chí bị cấm không được tham dự các giờ học tiếp theo của giáo viên đó.

Tôi đã từng chứng kiến một thầy giáo xử lí rất nghiêm khắc một sinh viên gây mất trật tự trong giờ học. Thầy tổ chức một buổi họp lớp và mời một vài thầy cô giáo khác đến chứng kiến. Sau đó, sinh viên này phải công khai xin lỗi thầy trước mặt mọi người nếu muốn được tiếp tục học môn của thầy.”

Ở những nước châu Á thì thậm chí các giáo viên còn đặt nặng vấn đề ‘tôn sư trọng đạo’ hơn rất nhiều. Hiếu, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc cho biết: “Việc sinh viên tự do làm việc riêng trong lớp thì chỉ có trong phim Mỹ mà thôi. Ở Hàn Quốc, các giáo sư hoàn toàn không chấp nhận điều đó. Ho rất nghiêm khắc và yêu cầu sinh viên nghiêm túc trong học tập.”

Là một người trực tiếp giảng dạy bậc đại học và thạc sĩ, Tiến sĩ Lê Anh Tú thuộc Đại học New South Wales, Úc cũng đồng tình với những ý kiến trên. Anh cho biết, mặc dù sinh viên có quyền tự do ngôn luận trong giảng đường đại học nước ngoài nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể tự do làm những gì mình thích. Bản thân tiến sĩ Tú cũng từng là một cựu sinh viên du học từ khi mới 16 tuổi và mặc dù anh đã ở Úc hơn chục năm nay nhưng anh cũng rất đề cao giá trị ‘tôn sư trọng đạo’ truyền thống. “Lúc tôi mới bắt đầu đi dạy thạc sĩ, tôi mới chỉ 23 tuổi. Vào thời điểm đó, tôi còn ít tuổi hơn một số sinh viên của mình. Một số sinh viên nữ thấy thầy giáo trẻ nên hay trêu ghẹo và ‘xoay’ tôi rất nhiều câu hỏi ngoài lề để tôi lúng túng. Mặc dù tôi khá cởi mở với sinh viên nhưng với tư cách là một giáo viên đứng trên bục giảng, tôi rất mong nhận được sự tôn trọng của sinh viên. Vì vậy, tôi đã nhắc nhở họ.”

Quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục

Theo ý kiến của các du học sinh, mối quan hệ thầy-trò ở nước ngoài đơn thuần là mối quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục. Vì vậy, các giáo viên sẽ nỗ lực tối đa để cung cấp dịch vụ giáo dục với chất lượng tốt nhất có thể và vì vậy sẽ không có chuyện thầy thì cứ ra sức nói, trò thì vẫn mải mê làm việc riêng.

“Giáo viên rất nhiệt tình hướng dẫn bạn trong học tập. Bạn được tự do phát triển các ý tưởng cá nhân, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm mà không sợ bị trù dập. Hơn nữa, họ cũng khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu, họ chấm điểm theo ý tưởng của sinh viên chứ không phải theo đáp số khuôn mẫu. Bản thân tôi đã từng được điểm giỏi luận văn tốt nghiệp thạc sĩ mặc dù kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn khác biệt so với kết quả mẫu.

Thầy giáo tôi nói rằng kết quả không quan trọng vì nó phụ thuộc vào cách chọn mẫu nghiên cứu, tuy nhiên, cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề mới quan trọng hơn cả”, Thành cho biết.

“Vì mối quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục này nên các giáo viên rất hạn chế có các mối quan hệ khác ngoài công việc với sinh viên sau giờ học, không có chuyện họ đi ăn uống, hát karaoke với sinh viên như một số giáo viên trẻ ở Việt Nam. Họ cũng hầu như không tiếp chuyện sinh viên qua điện thoại di động cá nhân sau giờ học”, Thành kết luận.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí