Du học trực tuyến – Lĩnh vực giáo dục trực tuyến châu Á đang ngày càng “gặp thời” cùng với sự phát triển của Internet, đặc biệt là tại những nước có cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốt như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, và Singapore.Mở ra nhiều lựa chọn học tậpSống trên quốc đảo Maldive (thuộc Ấn Độ Dương), nên việc học tiếp lên tiến sĩ của ông Abdulla Rasheed Ahmed, hiệu trưởng một trường phổ thông, gặp khá nhiều hạn chế.Trường đại học gần nhất cũng cách nhà ông đến một giờ bay; hơn nữa, trường cũng không có khóa đào tạo tiến sĩ giáo dục như mong muốn của ông.Vì đã bỏ thời gian theo học đại học và cao học ở Malaysia, nên giờ đây ông Abdulla không muốn tiếp tục phải bỏ công bỏ việc và xa gia đình để đi học nữa. Vì vậy, ông quyết định đăng ký vào trường Asia eUniversity, một tổ chức cung cấp các khóa học trực tuyến tại Kuala Lumpur.
“Học trực tuyến rất phù hợp với người đi làm”, ông Abdulla nói khi được phỏng vấn qua điện thoại. “Bạn có thể học bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu”.Một số trường đại học đã tập trung vào hình thức giáo dục trực tuyến như vậy từ lâu, nhưng ngày nay, nhiều cơ sở tại châu Á đã bắt đầu tìm cách khai thác nhu cầu học cao hơn ở các khu vực chưa được quan tâm đầu tư. Và vì mạng Internet ngày càng vươn xa, nên ngày càng có thêm nhiều người như ông Abdulla nhận ra rằng các cơ hội học tập của họ không còn bị trói buộc bởi những hạn chế về địa lý nữa – hoặc bởi mô hình giáo dục từ xa cũ, trong đó học viên nhận được hàng loạt tài liệu học tập gửi qua đường bưu điện.”Giáo dục từ xa đúng là ‘xa’ thật”, ông Wong Tat Meng, chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học mở kiêm phó hiệu trưởng danh dự Trường đại học Mở Wawasan tại Malaysia, nhận xét.Các trường đại học khắp nơi trên thế giới đều đã và đang tham gia trào lưu đào tạo trực tuyến ở nhiều cấp độ khác nhau, từ việc đăng tải các tài liệu học tập trên mạng, cho tới tổ chức các diễn đàn thảo luận trực tuyến cho học viên tham gia.Vẫn còn những rào cảnTuy vậy, theo một số chuyên gia giáo dục, những chương trình này vẫn không phải là giải pháp giúp loại bỏ rào cản đối với giáo dục đại học. Chất lượng mạng Internet kém tại nhiều khu vực ở châu Á, đặc biệt là vùng nông thôn, vẫn còn là một vấn đề nan giải, nên nhiều học viên vẫn khó tiếp cận. Ngoài ra, các chuyên gia này còn cho rằng các trường đại học trực tuyến cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc cạnh tranh với các trường đại học danh tiếng, có cơ sở vật chất, cho tới việc xây dựng uy tín trong một môi trường vốn đã đầy rẫy những trường học có chất lượng đáng ngờ.Ông Wong cho biết, loại hình trường đại học mở – tức những trường chuyên về giáo dục từ xa – đã tồn tại từ lâu trong ngành giáo dục bậc cao tại châu Á, nhưng số lượng các trường này đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là ở Trung Quốc và Ấn Độ.Ông nói, Internet đã đem lại một “bước nhảy lượng tử” cho các tổ chức giáo dục từ xa, đặc biệt là ở những nơi có cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốt như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, và Singapore.Theo ông Wong, Hàn Quốc là quốc gia châu Á tiến bộ nhất về giáo dục trực tuyến; một số trường đại học ở đây cung cấp những khóa học hoàn toàn qua mạng Internet.Ông nói Trung Quốc, với 68 trường đại học trực tuyến, đang nhanh chóng vươn lên thành một thị trường lớn.Ông Wong cho rằng nhu cầu học cao hơn tại Hàn Quốc và Trung Quốc, cùng với cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốc độ cao ở các thành phố lớn của hai quốc gia này, sẽ là động lực phát triển thêm nhiều trường học trực tuyến nữa.”Nhiều người đi làm không có thời gian tới lớp ở các trường đại học truyền thống”, ông nói. “Hơn nữa, các chính phủ cũng không thể xây dựng kịp các trường đại học kiểu này để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về công nhân tri thức, lực lượng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế tri thức”.Ngày càng có nhiều trường đại học trực tuyến như Asia eUniversity ra đời chính là để bù đắp lỗ hổng đó.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388