Du học nước ngoài cung mang lại tư duy mới, nền tảng ngôn ngữ chắc chắn và những cơ hội mới cho sự nghiệp của các du học sinh. Bạn còn phân vân về tỉ lệ đạt visa cũng như khả năng định cư? Hãy cùng Amec so sánh thạc sĩ tại 4 cường quốc giáo dục: Tây Ban Nha, Anh, Úc và Mỹ để đưa ra những lựa chọn thích hợp nhất.
I. Tỉ lệ đạt visa
Là một vấn đề khá khó nắm bắt bởi chính sách visa thường có những thay đổi và điều chỉnh thường xuyên, đặc biệt khi có sự kiện chính trị lớn hay thay đổi về mặt nhân sự, chính sách kinh tế đối ngoại quốc gia.
Anh
Theo các chính sách cũ, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ được phép ở lại 2 năm post-study để làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại, chính sách này không còn được thực thi nữa. Sau sự kiện Brexit, đề thị thực tại Anh được dự đoán sẽ thắt chặt hơn và có thể ảnh hưởng đến các du học sinh quốc tế, đặc biệt du học sinh từ những quốc gia chưa có nhiều uy tín như Việt Nam.
Mỹ
Tới nay vẫn chưa thể chắc chắn về chủ trương thị thực cho du học sinh Mỹ. Chính quyền mới do tân tổng thống Trump đứng đầu được dự đoán sẽ không thắt chặt chính sách thị thực bởi nguồn thu nhập lớn do giáo dục mang lại và các nhân tài sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nước Mỹ. Việc thắt chặt thị thực có thể được diễn ra ở các loại hình visa khác.
Úc
Từ tháng 7/2016, Úc đã đưa một hệ thống xét duyệt visa sinh viên mới – SSVF để thay thế chương trình SVP hiện nay. Hệ thống SSVF đơn giản hơn, giảm đáng kể phân lớp (từ 8 xuống 2). Các sinh viên đủ điều kiện có thể được xét duyệt ngay trong 1-3 tuần mà không cần IELTS, chứng minh tài chính. Có thể nói, đây là một điểm cộng tuyệt vời thể hiện chính sách mở cửa của chính phủ Úc.
Tây Ban Nha
Khác với nhiều quốc gia trong liên minh châu Âu, Tây Ban Nha có yêu cầu khá đơn giản khi cấp thị thực cho sinh viên quốc tế với chứng minh tài chính gọn nhẹ, không bắt buộc chứng chỉ tiếng Anh hoặc Tây Ban Nha. Tỉ lệ thành công của hồ sơ visa du học Tây Ban Nha gần như là tuyệt đối.
II. Khả năng định cư
Anh
Với những chính sách khép kín của một nước Anh thời kỳ Brexit, đất nước này phù hợp hơn với các du học sinh có nguyện vọng học tập và trở về nước. Một điểm cộng là du học sinh tốt nghiệp tại Anh có thể chuyển đổi diện visa từ Tier 4 sang Tier 2 thuận lợi hơn khi đăng ký visa diện Tier 2 độc lập. Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm việc làm để có được cơ hội định cư vẫn là một thách thức tương đối lớn, đòi hỏi năng lực xuất sắc và làm việc trong những lĩnh vực nước Anh đang khan hiếm nhân tài.
Mỹ
Định cư tại Mỹ là ước mơ của nhiều du học sinh. Một trong những cách tăng cơ hội nhất là tìm kiếm các nhóm ngành nghề thiếu hụt nhân lực tại đây. Gần đây, danh sách các chuyên ngành thuộc lĩnh vực STEM (Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học) đã chính thức được mở rộng, đồng thời cho phép kéo dài thời gian theo học các chương trình Khoa học thực tiễn tùy chọn (OPT) lên tới 36 tháng cho sinh viên tốt nghiệp. Đây là một cơ hội tiềm năng cho những ai đang học chuyên ngành này.
Úc
Chính phủ Úc mốn nổi tiếng với khả năng chiêu mộ nhân tài thông qua các chính sách định cư. Cũng như các quốc gia khác, để tăng tối đa khả năng định cư tại Úc, bạn nên xem xét những ngành nghề đang thiếu nhân lực và khả năng cũng như sở thích cá nhân. Nhóm ngành như Kĩ thuật, Y khoa và Giáo dục – Công tác xã hội, đặc biệt là khối giáo dục mầm non sẽ luôn nằm trong danh sách khuyến khích vì phù hợp với xu hướng phát triển xã hội Úc. Các du học sinh Úc tốt nghiệp được phép xin visa tạm trú diện post-study work từ 2-4 năm. Đây là một bước tiến tiến tới cơ hội xin thường trú nhân Úc, khi thang điểm đánh giá nước này ưu tên các ứng viên có kinh nghiệm học tập và làm việc tại đây.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha khá dễ tính với điều kiện đầu vào của du học sinh khi cho phép sinh viên quốc tế học 1 năm học ngôn ngữ trước khi vào khóa chính để nâng cao trình độ tiếng Tây Ban Nha lên đến cấp độ B2 theo chuẩn Châu Âu. Không chỉ có vậy, cơ hội xin định cư tại quốc gia này cũng không hề khó nhằn. Nếu mua được một căn nhà nhỏ, sinh viên đã có thể xin được Thường trú nhân tại Tây Ban Nha. Trường hợp sinh viên tìm được một công việc, có thể đổi sang thị thực định cư cực kỳ dễ dàng. Sinh hoạt phí tại Tây Ban Nha rẻ bất ngờ (khoảng €3,500– €5,000/ năm). Đồng thời, trong thời gian đi học, sinh viên được phép đi làm thêm tối đa là 80 giờ / 4 tuần với mức lương dao động từ €10 – €12 /giờ.
Đăng ký để cập nhật thông tin nhanh nhất về các chương trình hấp dẫn tại Tây Ban Nha:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388