HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Kinh nghiệm của một Fulbrighter ngành nghệ thuật (Arts/Comics)

Du học Mỹ: Fulbright là học bổng du học danh tiếng của Mỹ mà rất nhiều du học sinh mong ước có được. Nhưng chính vì thế mà độ khó của nó cũng rất cao. Cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của một du học sinh đã đạt được học bổng ngành nghệ thuật nhé!Các bạn thân mến,Trước tiên tôi thành thật xin lỗi vì đã viết bài này muộn hơn dự kiến. Bạn Thịnh đã nhiệt tình nhờ tôi từ hơn hai tháng trước, nhưng lúc vừa sang Mỹ bận thu xếp cuộc sống mới, rồi bài vở, rồi lại đoảng tính hay quên, nên giờ tôi mới viết được.Những kinh nghiệm tôi viết dưới đây có thể sẽ không áp dụng rộng rãi được. Chúng chỉ là kinh nghiệm cá nhân tôi cho một ngành hẹp là Arts (trong tương quan với các ngành hot và phổ biến khác như MBA, Luật, TESOL…vv…), và một cái ngách còn nhỏ hơn nữa trong Arts là Comics. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng viết một cách­ phổ quát dễ hiểu nhất có thể, hi vọng sẽ giúp được các bạn hình dung được phần nào, nhất là các bạn đang theo đuổi Arts.Vậy, làm thế nào tôi “cá kiếm” được HB Fulbright? Nói thực là đến giờ nghĩ lại tôi cũng chưa hiểu tại sao mấy ông bạn Mỹ lại cho tiền một đứa đi học vẽ truyện tranh thay vì học Luật hay Kinh tế. Có lẽ tại mấy ổng quá vui tính và chịu chơi. Woohooo.Để dễ nói chuyện, tôi có hai câu hỏi cho các bạn: Bạn muốn học bổng này đến mức nào? Tại sao Fulbright nên chọn bạn?Câu hỏi thứ nhất sẽ quyết định thành công của bạn từ bên trong. Tôi không muốn nói cái gì sáo rỗng ở đây, nhưng quả thực là, nếu bạn thực sự muốn cái gì, bạn sẽ tìm mọi cách để đạt được nó. Động lực đằng sau việc tìm kiếm HB của bạn là hết sức quan trọng.Trong trường hợp của tôi, nói thật, tôi thèm được đi học nước ngoài. Trước tiên, vì tôi thấy học ở VN chán quá, tôi chả học được mấy. Lên mạng thấy bao nhiêu thứ hay ho, tôi không hiểu họ học cái gì mà làm ra được những thứ như vậy. Thứ nữa, tôi mê du lịch, khoái đi đây đi đó, sống ở nhiều nơi khác nhau: nếu được đi Mỹ sống hai năm thì thật là bá cháy. Thứ ba, tôi không có điều kiện, học sinh nghèo không vượt nổi khó, không thể đi đâu nếu không xin được học bổng. Thứ tư, có quá ít học bổng hỗ trợ ngành Arts, cho nên khi phát hiện ra Fulbright hỗ trợ Arts thì tôi mừng như bắt được vàng, và quyết không để cho “nó” thoát. Có lẽ tất cả sự thèm muốn quá độ của tôi đã hiện lên hau háu trên mặt trong lúc phỏng vấn làm mọi người giật mình xúc động mà cho đi chăng?Với câu hỏi thứ hai, bạn cần xác định phần quyết định thành công từ bên ngoài, cụ thể là từ phía Fulbright Program. Họ muốn chọn những ai? Tiêu chí lựa chọn của họ là gì? Trong hàng trăm hàng ngàn bộ hồ sơ siêu đẹp đang chen chúc đợi được chọn, điều gì khiến họ chú ý đến bạn và chọn bạn?Trong hiểu biết hạn chế của tôi, không chỉ khuyến khích giao lưu văn hóa, đẩy mạnh giáo dục, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, Fulbright còn muốn tìm kiếm những người dẫn đầu. Nếu bạn học Kinh tế hay Luật, họ muốn tìm ở bạn nhà lãnh đạo, người làm chính sách cho đất nước trong tương lai. Nếu bạn học Giáo dục, họ tìm ở bạn Nhà giáo Ưu tú Nhân dân, người không chỉ khiến cho việc đến lớp không còn là cực hình đối với học sinh, mà còn thay đổi cả chính sách giáo dục. Nếu bạn học vẽ comics, họ muốn bạn vẽ được mấy cuốn truyện tranh bá láp đặng bà con đọc chơi giải trí lúc nông nhàn.Vâng, mục tiêu hết sức tốt đẹp, mỗi tội là bạn phải dẫn đầu. Bạn phải cho họ thấy là bạn hiểu, bạn say mê, bạn muốn dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp vĩ đại mà bạn chọn. (Thiệt tình là cũng có lúc bạn không tin như vậy lắm đâu, nhưng quan trọng là làm sao cho họ tin.) Và nữa, trong khi có mười đứa đòi đi học vẽ truyện tranh, giả dụ vậy, tại sao họ lại nên chọn bạn mà không phải một trong chín đứa còn lại? Ây dà, tui không biết tụi nó vẽ làm sao nhưng mà tui vẽ ngon à nha… Nói đoạn bạn giở đủ tất cả tranh ảnh sách báo những gì đã làm được ra cho mọi người coi, xong ngồi nở mũi nghe “Nice”, “Interesting”, “Good job”… và không quên nhe răng “Thank you!”. Đại khái như vậy.Tôi không đùa đâu, bạn phải giỏi và phải giỏi cả việc show cho họ thấy là bạn giỏi. Còn show thế nào thì tùy bạn.Thế và, hãy tự tin. Cái này người ta nói suốt rồi, nhưng tôi vẫn nói lại vì nó quan trọng: hãy là chính bạn. Đừng giả đò làm ai khác. Đừng nói những cái không phải là mình, không thuộc về mình. Bạn không đánh lừa được ai đâu, nhất là khi Fulbright họ đã có hơn 60 năm thâm niên ngồi nghe các cháu trình bày. Chỉ khi bạn là chính mình và cho họ thấy cái họ muốn thấy, thế thì bạn mới có cơ hội sang Mỹ mà tung tẩy được.Nếu có bạn nào hỏi khó, rằng em đã “là chính mình” hết cỡ thợ mộc rồi mà vẫn chưa được, thì phải làm sao? Xin thưa rằng nếu thế thì tôi cũng chịu, cái đó chắc phải hỏi thần tài. Đành dành thêm một năm nữa lấy thêm kinh nghiệm, làm đẹp hồ sơ, rồi năm sau trước khi đi phỏng vấn kiêng ăn chuối một tháng thử xem sao?Chào thân ái và quyết thắng.Bút ChìSavannah, 11/2011

Theo: Tranngocthinh.wordpress






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí