Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) là điều khoản thường được áp dụng cho đương đơn bị từ chối thị thực không di dân.
Để biết thêm thông tin về việc thị thực bị từ chối, vui lòng xem trên trang web Lãnh Sự của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ http://travel.state.gov/visa/frvi_denials.html.
Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) để xem xét đương đơn có hội đủ điều kiện cho thị thực hay không. Điều khoản này nêu rằng:
“Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực.”
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem đương đơn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh là trách nhiệm thuộc về đương đơn để chứng minh rằng đương đơn hội đủ tiêu chuẩn cho thị thực.
Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:
– Đương đơn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời;
– Đương đơn có đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm bất hợp pháp khi ở Hoa Kỳ; và
– Mục đích vào Hoa Kỳ là chính đáng theo loại thị thực của đương đơn.
Đương đơn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của đương đơn buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời.
Những ràng buộc được đề cập ở đây thuộc về những khía cạnh cuộc sống của đương đơn mà chúng ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và sở hữu tài sản. Trong trường hợp đương đơn còn nhỏ tuổi Viên Chức phỏng vấn sẽ xem xét về trình độ học vấn, bảng điểm, tình trạng cha mẹ của đương đơn và những kế hoạch trong tương lai cũng như triển vọng tiềm năng của đương đơn ở Việt Nam. Mỗi đương đơn có một tình trạng khác nhau, sẽ không có một câu trả lời chung cho đương đơn để chứng minh mối ràng buộc này.
Đương đơn nên chuẩn bị trình bày trường hợp của mình rõ ràng và mạch lạc. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Những ràng buộc có đủ thuyết phục để được cấp thị thực không thì khác nhau từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ nền văn hoá này đến nền văn hoá khác, và từ cá nhân này đến cá nhân khác. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và Luật Di Trú của Hoa Kỳ để giúp họ trong việc đưa ra quyết định.
Bị từ chối theo điều luật 214(b) thì không phải là bị từ chối vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối trước đây, và hiện tại đương đơn có thêm thông tin mới và tình trạng của đương đơn thay đổi đáng kể, đương đơn có thể xin phỏng vấn lại theo đúng thủ tục như những đương đơn khác. Phỏng vấn lại là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.
Một quan niệm sai lầm về điều khoản 214(b) là việc hội đủ điều kiện cho thị thực chỉ là vấn đề về cung cấp thêm giấy tờ. Quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Viên chức Lãnh Sự dựa vào tình hình chung của đương đơn để quyết định xem đương đơn có đủ tiêu chuẩn theo điều luật quy định và có ý định định cư hay không. Những yêu cầu về giấy tờ được hướng dẫn trên trang web để giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, nhưng không có một giấy tờ hay một thông tin nào có thể đảm bảo thị thực được cấp.
Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục visa nhanh nhất xin liên hệ công ty chúng tôi:
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388