HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Khi học phí tính bằng “đô”

du hocNếu như sinh viên các trường công lập phần nào có thể yên tâm với mức học phí được thu theo lộ trình thì sinh viên các trường ngoài công lập vẫn phải lo ngay ngáy mỗi khi kết thúc học kỳ hoặc bước vào năm học mới. Chuyện học phí “đến hẹn lại tăng” ở các trường ngoài công lập đã không còn xa lạ với người học, từ nhiều năm qua.

Tăng thì nhiều, giảm thì ít

Sinh viên trường ĐH Quốc tế Bắc Hà đang hết sức vui mừng vì năm học tới, học phí của các bạn được điều chỉnh theo hướng có lợi hơn những năm học trước. Theo thông báo của nhà trường thì học phí năm 2011 đối với ngành kỹ thuật là 16 triệu đồng/năm/sinh viên thay vì 20 triệu đồng, còn khối ngành kinh tế là 15 triệu thay vì 18 triệu đồng, như năm học trước. Sinh viên trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cũng có niềm vui này khi học phí của trường giảm từ mức trên 1 triệu đồng/tháng/sinh viên xuống còn 850.000 đồng/tháng/sinh viên. Trường ĐHDL Hải Phòng vẫn thu mức 790.000 đồng/tháng/sinh viên. Các trường như ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh), ĐH Công nghệ Vạn Xuân… giữ ổn định mức học phí.

Tuy nhiên, trong số hàng trăm trường đại học ngoài công lập thì dường như chỉ có số ít các trường vừa nêu giảm hoặc giữ nguyên mức học phí, còn lại, mức học phí của hầu hết các trường đều tăng, với các mức độ khác nhau. Một sinh viên của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, học phí của trường đã tăng từ học kỳ II, năm 2010. Ông Nguyễn Kim Sơn, Chánh Văn phòng nhà trường đã xác nhận thông tin này và cho biết, học phí của trường tăng từ 700.000 đồng lên 840.000 đồng/tháng/sinh viên. Học phí của trường ĐH Hòa Bình cũng tăng từ 695.000 đồng lên 795.000 đồng/tháng/sinh viên. Đặc biệt, học phí của trường ĐH Thăng Long đã tăng so với năm trước tới 1,5 triệu đến 2 triệu đồng. Trong đó, các ngành: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản lý bệnh viện, Y tế công cộng, Công tác xã hội, Việt Nam học thu 16 triệu đồng/năm; các ngành: Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Truyền thông và Mạng máy tính, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Trung Quốc và Điều dưỡng thu 16,5 triệu đồng/năm.

Tình trạng tăng học phí cũng diễn ra phổ biến tại đa số các trường đại học ngoài công lập phía Nam, ít thì tăng thêm vài trăm nghìn đồng, nhiều thì có thể lên tới vài triệu đồng. Trường ĐH Hoa Sen dự tính năm học tới, mức học phí của trường sẽ là 3 triệu đồng/tháng/sinh viên, đối với bậc đại học. Một số ngành, nếu sinh viên chọn chương trình học bằng tiếng Anh sẽ lên đến 3,3 triệu đồng/tháng. Trường ĐHDL Văn Lang có những ngành vẫn giữ nguyên mức 8 triệu đồng, có những ngành tăng vọt lên mức 14 triệu đồng/năm (mức cao nhất của năm ngoái là 12 triệu đồng). Riêng ngành Công nghệ Thông tin, đào tạo theo chương trình Carnegie Mellon University (Mỹ) dự kiến tăng lên khoảng 20 – 22 triệu đồng/năm…

Học phí tính theo “đô”: Sinh viên lãnh đủ!

Bên cạnh việc tính học phí bằng tiền đồng Việt Nam như truyền thống, nhiều trường chọn cách tính học phí bằng đô la Mỹ để “tránh” sự trượt giá (cho trường). Cũng chính vì vậy mà khi tỷ giá ngoại tệ tăng thì học phí cũng tăng khi quy đổi ra tiền Việt. Mức học phí “khủng” nhất năm 2011 vẫn thuộc về trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. Nếu học theo chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt thì sinh viên phải đóng từ 2.000 – 2.300 đôla, tương đương khoảng 41,8 triệu – trên 48 triệu đồng (năm 2010, học phí chương trình này là từ 37 triệu – 42 triệu đồng); còn học theo chương trình tiếng Anh thì học phí năm nay là 5.200 – 5.700 đôla (khoảng trên 108 triệu – trên 119 triệu đồng (năm 2010 là từ trên 96 triệu – trên 105 triệu đồng).

Mới bắt đầu tuyển sinh năm nay nhưng trường ĐH Tân Tạo cũng dự kiến mức học phí là 3.000 đôla. Mức học phí này, theo nhà trường cho biết, đã được Tập đoàn “bao cấp” tới 16.000 – 24.000 đôla/năm. Như vậy, nếu không được “bao cấp”, mức học phí sinh viên  phải đóng để học ở trường đại học hoàn toàn Việt Nam sẽ tương đương với các trường hạng khá của Mỹ. Đáng chú ý, học phí một số chương trình đào tạo của ĐHQG Hà Nội cũng được tính bằng ngoại tệ, bất kể chương trình do chính ĐH Quốc gia Hà Nội cấp bằng hay đối tác quốc tế cấp bằng.

Cụ thể, các chương trình do ĐHQG Hà Nội cấp bằng: Kinh doanh quốc tế là 1.800 đôla/năm; Kế toán, phân tích và kiểm toán là 1.300 đôla/năm; các chương trình do đại học nước ngoài cấp bằng gồm: Kế toán, Khoa học Quản lý là 2.800 đôla/năm, Bác sĩ Nha khoa là 3.300 Euro/năm, Kinh tế – Quản lý là 1.800 Euro/năm, Kinh tế – Tài chính, Trung Y – Dược, Hán ngữ, Giao thông là 800 đôla/năm; các chương trình dự bị đại học gồm: Tiếng Anh là 1.000 đôla/học kỳ, Tiếng Nga là 500 đôla/học kỳ, Tiếng Pháp là 550 Euro/học kỳ, Tiếng Trung là 400 đôla/học kỳ.

Vẫn còn 6 trường đại học chưa công khai học phí

Theo quy định của Bộ GD – ĐT, các trường đại học phải công khai học phí cho người học. Nhưng đến ngày 25/3/2011, vẫn còn 6 trường gồm: ĐH Thành đô, ĐH Bình Dương, ĐH Cửu Long, ĐH Duy Tân, ĐH Phan Thiết, ĐH Quốc tế miền Đông chưa công bố học phí năm học 2011 – 2012 cho thí sinh. Không chỉ không công khai trong cuốn Những điều cần biết… mà ngay cả trên website của những trường này, thông tin về học phí cũng không hiện diện trong kế hoạch hay thông báo tuyển sinh.

Theo SVVN






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí