HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Khám phá hệ thống giáo dục Đức với 10 sự thật thú vị

Nước Đức luôn được biết đến là một đất nước phát triển bậc nhất tại Châu Âu về mọi mặt. Hệ thống giáo dục Đức luôn nằm trong top và là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn du học sinh nước ngoài. Nếu các bạn đang có dự định lựa chọn Đức là nơi học tập của mình thì hãy cùng AMEC tìm hiểu những nét đặc biệt và ưu điểm vượt trội của hệ thống giáo dục Đức nhé!

Hệ thống giáo dục Đức luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các du học sinh

1. 5 mô hình trường trung học

Chúng ta thường thấy tại các nước sẽ chỉ có 1 hệ thống trường trung học nhưng Đức lại không như vậy. Tại Đức có đến 5 mô hình trường trung học với tính chất, chất lượng học sinh và cả số năm học khác nhau.

– Hauptschule (dành cho lớp 5-9 hoặc 5-10):

Phù hợp cho các học sinh có định hướng kinh doanh và tham gia vào các khu công nghiệp trong tương lai. Hauptschule cung cấp cho học sinh các khóa đào tạo nghề, phần lớn học sinh sẽ tham gia làm việc part-time ở vị trí học việc. Sau khi hoàn thành bài thi cuối khóa (cuối lớp 9 hoặc 10), phần lớn học sinh sẽ chuyển đến học tại Berufsschule- một loại trường dạy nghề trong 2 năm.

– Realschule (dành cho lớp 5-10):

Khoảng 40% học sinh lựa chọn hình thức này tại Đức mỗi năm. Loại hình này có tính chất tương tự bậc học tại Mỹ. Học sinh sẽ được giảng dạy những kiến thức học thuật căn bản.

– Mittelschule (lớp 5-10):

Loại hình này là kết hợp giữa học nghề và học lý thuyết (kết hợp giữa Hauptschule và Realschule)

– Gymnasium (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13):

Phù hợp với học sinh có mong muốn vào đại học. Hiện nay, chương trình học của Gymnasium rất nặng về lý thuyết (học 2 loại ngoại ngữ, với các kiến thức khó trong toán học và các môn khoa học)

– Gesamtschule (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13)

Trực thuộc bang, là sự kết hợp của ba loại hình trên.

Sơ đồ hệ thống giáo dục Đức

2. Hệ thống giáo dục phân tầng

Khái niệm phân tầng trong giáo dục là điểm đặc trưng của hệ thống giáo dục Đức. Về cơ bản, trường trung học tại Đức chia ra làm ba mô hình:

  • Gymnasium
  • Realschule
  • Hauptschule.

Từ năm 10 tuổi, học sinh đã phải lựa chọn vào một trong ba nhóm trường này. Và kết quả đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định học đại học, tương lai nghề nghiệp của các em. Vì trẻ em 10 tuổi chưa thể đưa ra quyết định hợp lý nên phụ huynh và giáo viên sẽ giúp đưa ra quyết định.

Theo đó, Gymnasium là cánh cửa duy nhất để vào đại học. Realschule định hướng học sinh đến những nghề nghiệp cơ bản như nhân viên bán hàng, y tá, thư ký. Trong khi đó, Hauptschule giúp học sinh tiến tới lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

3. Sử dụng thang điểm 6

Thang điểm ở Đức tương tự Mỹ nhưng thay vì dùng các chữ cái, họ dùng chữ số. Điều quan trọng với học sinh là đạt điểm đủ yêu cầu. Nếu nhận điểm không đạt yêu cầu ở hai môn học trở lên trong một năm, các em sẽ bị lưu ban. Thang điểm ở Đức được tính như sau:

Riêng hệ thống trường Gymnasium sử dụng thang điểm từ 0-15, trong đó 15 là điểm cao nhất.

4. Miễn học phí đại học

Ở Đức, giáo dục được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển đất nước. Vì vậy, sinh viên học đại học sẽ không phải trả tiền học phí, chỉ trả tiền sách giáo khoa, nhà ở hoặc sinh hoạt nếu đi học xa nhà. Sinh viên quốc tế cũng có cơ hội học đại học miễn phí hoặc với chi phí rất thấp tại Đức.

Theo Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức, không mất tiền học phí, sinh viên quốc tế học tập tại quốc gia này thường chi khoảng 800 USD (khoảng 18 triệu đồng) mỗi tháng. Bao gồm:

  • 334 USD tiền thuê nhà
  • 205 USD tiền thực phẩm
  • 52 USD tiền quần áo
  • 115 USD tiền giao thông
  • 38 USD tiền điện thoại, Internet
  • 25 USD tiền tài liệu học tập
  • 75 USD tiền giải trí.

Tham khảo thêm: 5 lý do không nên du học Đức

5. Giáo dục tại nhà là bất hợp pháp

Người Đức coi giáo dục là thành phần quan trọng của cấu trúc xã hội. Vì vậy, theo luật của quốc gia này, học sinh từ 6 đến 15 tuổi phải đến trường. Một ngày học tại Đức diễn ra từ 4 đến 5 giờ (bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc vào 1h30 chiều) nên thời gian còn lại, phụ huynh có thể dạy trẻ tại nhà nếu muốn.

6. Trường học riêng dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Trong khi các trường học trên thế giới đang hướng đến mô hình giáo dục hòa nhập thì Đức vẫn giữ vững quan điểm về mô hình trường học riêng dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Tại Đức, có hai mô hình trường dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt là Förderschulen và Sonderschulen. Chính sách này đang gây khó khăn cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại Đức trong việc hòa nhập với xã hội khi trưởng thành.

7. Áp dụng lịch học đại học vào trung học

Lịch học của học sinh phổ thông tại Đức giống với lịch học của sinh viên với sáng học văn hóa, chiều tham gia hoạt động ngoại khóa.

Học sinh Đức bắt đầu học từ 7h30 và kết thúc vào 1h30 chiều. Thời khóa biểu buổi sáng tại trường học Đức bao gồm các môn học phổ thông như Toán, Lịch sử, Giải tích… Mỗi môn học kéo dài 45 hoặc 90 phút với những môn học 2 tiết. Giữa các tiết, học sinh có 5 phút nghỉ giải lao và 2 lần nghỉ kéo dài 20 phút mỗi ngày.

Theo quy định, các lớp học sẽ kết thúc trước giờ ăn trưa và ở trường không có nhà ăn. Buổi chiều, học sinh Đức được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa như hội thảo, điền kinh, câu lạc bộ…

8. Không xe đưa đón, không giáo viên thay thế

Chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc xe bus chở học sinh đi học tại nhiều nước trên thế giới nhưng chúng lại rất hiếm gặp ở Đức. Phụ huynh muốn học sinh độc lập từ nhỏ nên các em thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ đến trường. Xe đưa đón chỉ giúp học sinh di chuyển từ khu vực nông thôn đến trường tại thành phố.

Ngoài ra, nếu giáo viên vắng mặt, nhà trường sẽ không điều giáo viên thay thế mà cho phép lớp học được nghỉ.

9. Chương trình giáo dục bổ sung cho học sinh quốc tế

Đức hiện là một trong những quốc gia có nhiều sinh viên quốc tế nhất thế giới. Học sinh từ các quốc gia phải vượt qua kỳ thi tiếng Đức để vào trường học phù hợp. Ngoài ra, trẻ em không phải người Đức sẽ được trường học cung cấp chương trình dạy ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc văn hóa quê hương.

10. Lựa chọn hấp dẫn nhất trong mắt sinh viên quốc tế

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Study.EU năm 2018, Đức là quốc gia hấp dẫn nhất đối với sinh viên nước ngoài. Bảng xếp hạng dựa trên ba tiêu chí: chất lượng giáo dục, học phí và điều kiện sống, bao gồm định hướng nghề nghiệp. Gerrit Blöss, Giám đốc điều hành Study.EU cho biết hiện nay Đức cung cấp ngày càng nhiều chương trình học bằng tiếng Anh và có thể cạnh tranh về chất lượng giáo dục với Hà Lan và Vương quốc Anh. Trong đó, việc miễn học phí đại học là lợi thế đặc biệt của quốc gia này.

Lý do bởi Đức là thành viên của Liên minh châu Âu, nhiều sinh viên trong nước lựa chọn đi học ở các quốc gia khác trong EU thay vì học tại quê nhà. Vì thế, Đức phải làm hết sức mình để thu hút nhiều ứng viên quốc tế.

Với 10 sự thật vừa được AMEC bật mí trên đây, chắc hẳn đã tiếp thêm sự hứng thú với nền giáo dục Đức của các bạn rồi phải không. Để có thể đạt được ước mơ đặt chân đến nước Đức hãy để AMEC giúp đỡ các bạn nhé.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ để đi du học Đức 

Ngoài ra, để có thể hiểu rõ về cuộc sống của du học sinh Đức như thế nào, hãy tham gia ngay Hội thảo online miễn phí của AMEC: Bí mật sắp được bật mí – Cuộc sống du học sinh Đức để cập nhật tình hình du học Đức, điều kiện, thay đổi mới, cơ hội cho riêng bạn và nhận ngay quà tặng trị giá 100Euro nhé.

Đăng ký tham gia Hội thảo Online Du học Đức vui lòng điền thông tin theo form dưới đây






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí