HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Học sinh châu Á mắt kém vì học quá nhiều

Đa số các bạn học sinh Châu Á hiện nay đều gặp vấn đề về thị lực. Ở trong nhà quá nhiều, “ngập chìm” trong sách vở và áp lực học tập được coi là nguyên nhân gây nên “cơn bão” cận thị đang lan tràn khắp các nước Đông Á hiện nay.

Theo tiến sĩ Ian Morgan đến từ trường đại học Quốc gia Australia tại Canberra cho biết, hiện nay có tới 80 – 90% các học sinh đến từ thành phố lớn của các quốc gia Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc mắc chứng cận thị, đặc biệt trong đó có khoảng 10 – 20% cận rất nặng, gần như mất đi thị lực.
Tiến sĩ Ian Morgan cho biết, phương pháp giáo dục tại các quốc gia này là nguyên nhân chính và bệnh cận thị thường là kết quả của các yếu tố môi trường thay vì di truyền.
Các chuyên gia viết: “Tỉ lệ học sinh bị cận thị tại các khu vực thành thị của Đông Á đi liền với cường độ học tập ngày càng tăng. Trên các bảng xếp hạng học tập quốc tế, các học sinh thuộc những quốc gia này cũng có thành tích cao nhất.”
Trẻ em nếu đọc sách liên tục trong thời gian dài hoặc đọc trong khoảng cách quá gần sẽ dễ bị cận thị nhất. Ngược lại, càng dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời nhiều, không nhất thiết phải là các hoạt động thể thao, chỉ cần để mắt được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên, thì nguy cơ mắc cận thị lại càng giảm. Khả năng bảo vệ mắt chống lại chứng cận thị của ánh sáng chói đã được thử nghiệm tại các loài động vật, kể cả loài linh trưởng.
Các chuyên gia đã kết luận: ”Kể cả khi những biện pháp phòng chống cận thị được áp dụng thành công, thì Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sẽ vẫn phải đối mặt với sự thật là ít nhất trong 100 năm tới, các quốc gia này sẽ có một thế hệ người lớn có tỉ lệ bị cận thị đặc biệt cao.”’
Theo: TTVN






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Từ khóa:

    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí