HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Giáo viên Tây lo ngại quyền lực của học trò

Hiệp hội giáo viên Anh cho biết nhiều trường học đang sử dụng các em học sinh một cách sai lầm khi để chúng phỏng vấn các thầy cô giáo tương lai và đưa ra những đánh giá của mình về việc các giáo viên đã giảng dạy như thế nào trong giờ học.

Hiệp hội giáo viên Nasuwt khẳng định rằng thậm chí học sinh tiểu học cũng được phép đưa ra những ý kiến của mình về giáo viên, đồng thời được cho phép tham gia vào quá trình tuyển chọn giáo viên.

Sự việc này đã làm dấy lên hàng trăm lời than phiền từ các giáo viên.

Họ cho rằng họ không có chút quyền lực nào và bị làm bẽ mặt, đặc biệt là khi họ nộp đơn vào những vị trí nội bộ.

Một giáo viên nhận ra rằng, những học sinh của mình hoàn thành những bản câu hỏi về việc giảng dạy của giáo viên chỉ bởi vì chúng rất háo hức khi được nhận những chiếc bánh socola – một phần thưởng cho công việc đó mà bọn trẻ không thể từ chối.

Trong suốt buổi phỏng vấn xin việc na ná như một chương trình truyền hình The X-Factor, một giáo viên tương lai đã bị học sinh yêu cầu hát một bài hát. Thầy giáo này đã từ chối làm việc đó và không nhận được công việc.

Một giáo viên ngoại ngữ thì phải đối mặt với một cuộc điều tra sau khi các học sinh của cô phản ảnh rằng cô đã nói tiếng Pháp quá nhiều trong giờ học.

Hiệp hội giáo viên – cơ quan tổ chức hội nghị thường niên ở Birmingham cho biết các trường học đang cố gắng để dân chủ hóa mối quan hệ giữa các giáo viên và học sinh.

Theo hiệp hội này, trong khi các em học sinh giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng nhà trường thì những quan điểm của các em vẫn đang bị điều khiển và lợi dụng.

Bà Chris Keates – tổng thư ký hiệp hội cho biết, việc các em học sinh đánh giá những giờ học của giáo viên đã gây ra những hậu quả đáng kể đối với các giáo viên:

“Việc đánh giá các giờ học chỉ có thể được tiến hành bởi những người đã trưởng thành – những người có đủ khả năng để làm việc đó. Sự đánh giá thông thường của học sinh sẽ hủy hoại những yếu tố quan trọng của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh bằng cách hợp thức hóa những lời bình phẩm về giáo viên.”

Bà Keates nói thêm:

“Chúng tôi không tin rằng việc sắp xếp những buổi phỏng vấn để biết được quan điểm của học sinh là hành động đúng đắn, cả với tư cách là thành viên ban hội thẩm hay là một “cố vấn”. Vấn đề bổ nhiệm nhân sự là một vấn đề quan trọng và nghiêm túc. Việc người được bổ nhiệm đủ tự tin vào vai trò mới của mình và được cho phép hành động bằng quyền của mình là rất quan trọng.”

“Việc đưa trực tiếp học sinh tham gia vào tiến trình bổ nhiệm có những nguy hiểm nhất định.”

Một giáo viên ứng tuyển cho hay một học sinh trong ban hội thẩm đã nói với cô rằng cậu ta sẽ cho cô điểm thấp vì gần đây cô đã phạt cậu học sinh này.

Một giáo viên khác thì bị những học sinh trong lớp cho rằng cô bất tài và được nhận vào trường chỉ vì cô là thí sinh duy nhất.

Một người khác chia sẻ: “Tôi đã nộp đơn ứng tuyển cho một vị trí trong trường, song lúc đó tôi không hề biết rằng tôi sẽ bị học sinh phỏng vấn, vì vậy tôi hoàn toàn không được chuẩn bị cho trường hợp này.”

“Tôi được một học sinh trong nhóm mà tôi chịu trách nhiệm hướng dẫn phỏng vấn. Sau buổi phỏng vấn, cô bé với vẻ mặt rất buồn nói với tôi rằng tôi đã bị trượt. Lúc đó tôi cảm thấy xấu hổ với cô bé nhiều hơn là với chính mình.”

Thậm chí, một trường học còn sử dụng một phương pháp được gọi là “cuộc gặp nhanh” trong tiến trình phỏng vấn, nghĩa là các ứng viên buộc phải dành một chút thời gian để nói chuyện với các học sinh trước khi chuyển sang một chiếc bàn tiếp theo để tiếp tục với những câu hỏi khác.

Một giáo viên chia sẻ: “Tôi cảm thấy như bị mất hết lòng tự trọng và sự dũng cảm. Tôi đang tìm một công việc mới song tôi cảm thấy mình thấp hèn đến mức tôi có suy nghĩ mình sẽ bỏ nghề mãi mãi.”

Một giáo viên khác cũng chia sẻ với Hiệp hội rằng: “Trường của tôi thường xuyên cho học sinh tham gia vào ban hội thẩm trong các đợt tuyển dụng. Khi tôi nộp đơn ứng tuyển vào trường, tôi bị phỏng vấn bởi một nhóm gồm 5 học sinh. Tôi đã từng dạy 3 trong số 5 học sinh này trong suốt năm đầu giảng dạy. Những học sinh này đã có những hành xử tệ và đó lại chính là những người đang được trao cho nhiệm vụ đánh giá các ứng viên.”

“Một học sinh trong số đó đã nói với tôi rằng: ‘Lẽ ra em đã chọn một trong số những giáo viên khác vì em không thích cô, nhưng một người trong số bọn họ trông thật giống người trứng Humpty Dumpty (một nhân vật hay xuất hiện trong thơ ca của trẻ em nước Anh), vì vậy em đã không chọn thầy giáo đó’. Tôi nghĩ rằng việc để cho các em học sinh tham gia vào việc quyết định xem một giáo viên có đạt trong buổi phỏng vấn hay không là một việc rất nguy hiểm. Bởi lẽ các em có thể có thành kiến không tốt về một điều gì đó hơn là khả năng giảng dạy thực sự của giáo viên đó.”

Theo Vietnamnet.vn






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí