“Những gì Việt Nam cần nhất là cho học sinh thu nhận kiến thức và sau đó trở về để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi không chắc chắn về các giải pháp cho vấn đề này”.
Tiến sỹ sử học Stephen F. Maxner – Chủ tịch Hội đồng quản trị Qũy Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Texas Tech University bày tỏ như vậy trong câu chuyện với nhà văn Văn Cầm Hải.
– Xin ông cho biết những cơ hội và thách thức trong việc thiết lập các chương trình hợp tác đào tạo với các trường Đại học tại Việt Nam, khả năng hỗ trợ về công tác kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ đối với nền giáo dục Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng, có nhiều cơ hội to lớn để phát triển hơn nữa các chương trình hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Mỹ.
Nhu cầu đến Mỹ học tập của sinh viên Việt Nam ngày càng tăng. Năm ngoái, số lượng sinh viên Việt Nam đến Mỹ tăng 46%.
Có rất nhiều khả năng mà các trường đại học Hoa Kỳ có thể giúp phía Việt Nam phát triển các thỏa thuận nghiên cứu học thuật bằng việc sinh viên có thể bắt đầu học tại một trường đại học ở Việt Nam và hoàn thành chương trình học, nhận bằng tại một trường đại học ở Mỹ.
Trong thời gian làm việc với tư cách là giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Texas Tech University, chúng tôi làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác nhau ở Mỹ và Việt Nam để thành lập các loại chương trình học tập kết hợp.
Một lợi ích quan trọng của các chương trình là giải quyết vấn đề về chất lượng chương trình đào tạo tại Việt Nam bởi một phần của thỏa thuận này là dành cho các trường đại học Việt Nam các chương trình giảng dạy của trường đại học ở Mỹ và giảng dạy bằng tiếng Anh.
Kết quả là, các sinh viên sẽ được chuẩn bị tốt – cả về nội dung khóa học cũng như khả năng tiếng Anh – để đến Mỹ tiếp tục học tập.
Tôi nghĩ rằng, thách thức lớn nhất đối với các chương trình này là vấn đề kinh phí, bởi vì để tham gia, sinh viên Việt Nam và gia đình họ cần phải có khả năng chi trả cấp học phí và lệ phí khi đến với các trường đại học Mỹ.
– Là một tiến sỹ sử học có kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử và hợp tác giáo dục đào tạo với Việt Nam trong nhiều năm qua, ông có thể chia sẻ những quan điểm của mình trong việc xây dựng mô hình đại học quốc tế nào phù hợp với Việt Nam để đảm bảo chất lượng cao nhưng không đánh mất bản sắc truyền thống của mình?
Việt Nam đã từng có các trường đại học xuất sắc với giảng viên xuất sắc.
Nhưng Việt Nam đã bị tụt hậu so với nhiều nước khác, bao gồm các nước Đông Nam Á về lĩnh vực nghiên cứu và công bố các công trình nghiên cứu trên tạp chí lẫn các tờ báo khoa học.
Tạo một trường đại học nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế mà chỉ tập trung vào nghiên cứu và công bố có thể làm nổi bật những tài năng và thành tựu của một số ít các nhà nghiên cứu Việt Nam nhưng tác động của nó sẽ rất nhỏ hẹp.
Tôi tin rằng Việt Nam sẽ được đáp ứng mục đích của mình tốt hơn nhiều nếu tập trung những nguồn lực vào việc tạo ra một mô hình thay đổi hệ thống giáo dục bậc cao khắp đất nước.
Hiện nay, giáo sư đại học chỉ làm việc với mức lương đủ để duy trì bản thân và gia đình họ.
Kết quả là, họ phải tham gia vào các hoạt động khác bên ngoài giảng dạy và nghiên cứu để làm ra tiền nhiều hơn và có một cuộc sống thú vị hơn. Điều này có nghĩa giảng viên trường đại học sử dụng rất ít thời gian để tiến hành nghiên cứu mới và công bố kết quả nghiên cứu đó.
Trước khi giảng viên trường đại học trên khắp Việt Nam nhận được tiền lương cần thiết để duy trì một tiêu chuẩn sống tốt đẹp, sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu của Việt Nam sẽ tiếp tục tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Tôi hy vọng Việt Nam sẽ sử dụng nguồn lực tài chính của mình để thúc đẩy và hỗ trợ các trường đại học hiện hành và như vậy giảng viên sẽ có một ảnh hưởng mang tính hệ thống và rộng khắp trên đất nước Việt Nam.
– Điều đáng quan tâm nhất của ông trong mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt – Mỹ là gì? Làm thế nào để những mối quan tâm này trở thành hiện thực để mở ra những triển vọng mới trong lĩnh vực hợp tác giáo dục?
Tôi quan tâm nhất về các sinh viên trẻ và tài năng, các nhà nghiên cứu từ Việt Nam đến với các trường đại học Mỹ và sau đó quyết định ở lại Mỹ.
Trong chừng mực hiểu biết của tôi, tôi hiểu tại sao một số sinh viên Việt Nam có thể muốn di cư và sống tại Mỹ sau khi họ kết thúc bằng cấp của họ.
Những gì Việt Nam cần nhất là cho học sinh thu nhận kiến thức và sau đó trở về để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tôi không chắc chắn về các giải pháp cho vấn đề này. Hệ thống Mỹ nhập cư được thiết lập để cho phép nhiều sinh viên ở lại Hoa Kỳ nếu một công ty Mỹ thuê họ làm việc.
Bất cứ trường đại học nào ở Mỹ mà cố gắng hạn chế việc lựa chọn nhập cư cho sinh viên Việt Nam (ví dụ, đòi hỏi rằng họ trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp) chỉ đơn giản là sẽ mất nhiều sinh viên Việt Nam khi họ có khả năng sẽ đi đến trường đại học khác tại Hoa Kỳ, ở những nơi không có các yêu cầu bắt buộc quay lại. Đây là vấn đề khó khăn và tôi không nghĩ rằng có một giải pháp dễ dàng.
– Cảm ơn ông!
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388