Cuộc sống của học sinh luôn luẩn quẩn với đủ loại kiểm tra. Áp lực đạt điểm cao làm tăng nỗi lo và như là một thứ phá hủy thần kinh.
Cẳng thẳng tốt và xấu
Một vài căng thẳng trước kỳ thi có thể thật sự hữu dụng. Cũng giống như căng thẳng của công việc có thể đầy công việc của bạn tiến triển tốt hơn, căng thẳng kỳ thi có thể thúc đẩy học sinh nỗ lực hơn. Tuy nhiên quá nhiều nỗi lo có thể khiến lòng tin của sinh viên bị yếu đi. Nỗi lo sinh viên đối mặt với kỳ thi như là âm thanh ồn ã hay tĩnh lặng trong tâm trí. Nếu họ không thể thư giãn, tiếng ốn đó sẽ khóa khả năng nhớ những thông tin quan trọng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hiểu biết và lý luận của họ, việc đó có thể gây khó khăn cho việc giải quyết mọi vấn đề. Cuối cùng sinh viên có được kết quả không thật sự phản ánh đúng khả năng và công sức của họ. Giảm căng thẳng khi thi — nỗi lo về thời gian
Nếu cảm thấy lo lắng trước kỳ thi, các bạn theo những gợi ý sau và giảm nỗi lo, tăng cường năng lượng cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Trước khi thi
Đừng nhồi nhét: học như điển vào đêm trước khi thi có thể làm kiệt sức và thêm căng thằng, chỉ nên học từng mục nhỏ trước vài ngày khi thi.
Thi thử: Biết cấu trúc và kiểu đề thi giúp giảm căng thẳng, nếu có sẵn, các bạn có thể làm bài kiểm tra thử.
Ngủ ngon: thiếu ngủ sẽ tăng cường lo lắng. Hãy chắc rằng đi ngủ sớm vào đêm trước khi thi.
Ăn bữa sáng đầy đủ dưỡng chất: Đường trong máu sẽ ở mức thấp nhất vào buổi sáng. Để có thể và xử lý một việc hiệu,các bạn cần một bữa sáng đầy dưỡng chất.
Tập thể dục: bậc cha me nên khuyến khích con em mình tăng cường các họat động thể chất trước kỳ thi để giảm áp lực cơ thể. Ví dụ như đi bộ.
Đến sớm và chuẩn bị kỹ: Đến sớm trước khi thi và mang đầy đủ dụng cụ (ví dụ như bút chì, máy tính), chỉ với những chi tiết nhỏ cũng giúp giảm căng thăng trước khi thi. Việc đó cho phép các bạn tập trung vào bài thi.
Trong khi làm bài
Xem trước bài thi và thời gian: Xem trước bài thi, thí sinh có thể tránh được những bất ngờ hay lo lắng không mong đợi. Đồng thới nó cũng giúp các bạn có cơ hội sử dụng thời gian, vì vậy họ sẽ không tốn quá nhiều cho một phần.
Ghi chú những mục nhỏ: Ghi lại những ý chính lập tức giúp các bạn cảm thấy bớt căng thẳng và quên những sự kiện quan trong hay thông tin chính.
Đọc mọi chỉ dẫn: vài bạn cảm thấy rất lo lắng về bài thi nên thường bỏ qua các hướng dẫn.
Trả lời những câu hỏi dễ trước: Giải quyết những câu dễ và đặt chúng qua một bện, các bạn có thể tập trung sức lực và thời gian cho những câu khó hơn.
Viết lại những câu hỏi khó theo cách của bạn: đặt những câu họi khó theo ngôn ngữ của bạn, có thể giúp bạn nghĩa về vấn đề gặp phải. Nhưng nên cẩn thẩn để không thay đổi nghĩa câu hỏi khi viết lại chúng.
Suy nghĩ hoàn chỉnh trước khi viết: Các bạn nên sắp xếp câu trả lời cho những câu hỏi dễ và ngắn trước khi viết. Có kế họach trước sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin khi viết.
Nghĩ tích cực: Những ý nghĩ tiêu cực trong bài thi ( Ví dụ như “tôi sẽ rớt) có thể hủy họai lòng tin. Thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực hơn (như Mình đã học hành siêng năng, và mình biết thực lực của mình, mình sẽ làm tốt cho kỳ thi này.)
Thư giãn: nếu bạn cảm thấy căng thẳng trong khi thi, nên thực hiện một số kỹ thuật thư giãn nhanh sau:
§ Thở sâu và khiến cho mọi căng thẳng tan biến
§ Căng cơ trong 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện 3 lần
§ Hình dung khung cảng thanh bình và thư thái
Hãy nhớ rằng dung những gợi ý trên sẽ không cần thiết khi căng thằng biến mất hòan tòan. Nhưng, thực hành những kỹ thuật này có thể khiến cho các bạn có được kỹ năng giảm căng thẳng khi thi lúc chúng xuất hiện.
Theo kenh14.vn
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388