Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn. Ngành này được biết đến là một trong những ngành nghề “hot” nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên có lẽ vẫn có những bạn chưa thật sự hiểu được ngành này là ngành học gì?, công việc phải làm ra sao?. Vậy nên hôm nay AMEC sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn được biết nhé!
Một chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn giỏi phải đảm bảo rằng: mọi du khách ở lại khách sạn sẽ được cung cấp dịch vụ cho kỳ nghỉ của họ dễ chịu nhất có thể. Đối với điều này, người quản lý phải hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. Không chỉ hỗ trợ toàn diện, bắt đầu từ lễ tân cho đến khi tạm biệt khách. Người quản lý còn phải là người đại diện theo cách tốt nhất có thể khi giao dịch với khách. Phía sau tiền sảnh, nhân viên quản lý khách sạn luôn cần có cái nhìn tổng quan và giữ bình tĩnh ngay cả khi mọi thứ trở nên bận rộn.
Các nhân viên quản lý khách sạn có thể làm việc trong nhiều loại hình kinh doanh. Vì phạm vi kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú được biết đến là rất lớn và mang tính quốc tế. Điều này bao gồm khách sạn cũng như viện dưỡng lão, các khu dorm và nhà nghỉ. Du khách phải được chăm sóc đầy đủ trong tất cả các tiện nghi này từ khi đến nơi đến khi rời đi.
1. Nghiệp vụ lễ tân:
– Bộ phận lễ tân được ví như “bộ mặt” của khách sạn. Đảm nhiệm giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp và đối tác.
– Là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn. Giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn.
– Nhiệm vụ :
- Đón tiếp, nhận, giải quyết yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách hàng đến các bộ phận liên quan;
- Làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách. Thu phí nếu khách hàng sử dụng các sản phẩm khác trong khách sạn;
- Lưu trữ thông tin của khách lên hệ thống phần mềm quản lý khách sạn, báo cáo với quản lý tình hình hoạt động;
- Phối hợp các bộ phận khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nghiệp vụ buồng phòng
– Cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn. Mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn;
– Chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn;
– Phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.
– Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị buồng, đảm bảo luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách;
- Vệ sinh buồng phòng hàng ngày, các khu vực tiền sảnh và khu vực công cộng;
- Kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, vật dụng, sản phẩm khác trong phòng khi làm VS;
- Nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách. Báo cho bộ phận lễ tân các vấn đề có liên quan.
3. Nghiệp vụ nhà hàng
Bên cạnh việc thực hiện các công việc liên quan đến tiền sảnh khách sạn hay buồng phòng. Nhân viên quản lý khách sạn cũng cần phải đi qua các công việc trong nhà hàng và bếp. Bạn cũng phục vụ tại quầy bar của khách sạn hoặc trong nhà hàng. Việc bạn giúp chuẩn bị bữa ăn trong nhà bếp cũng xảy ra. Dịch vụ ăn uống luôn phải được phục vụ chu đáo, tận tình từ nhân viên khách sạn đến khách hàng
4. Nghiệp vụ tài chính – quản lý chung
Ngoài những nghiệp vụ chuyên môn, người quản lý khách sạn còn có những nhiệm vụ về quản lý chung. Một người quản lý khách sạn phải tổng hợp, theo dõi, quản lý, báo cáo về các khoản thu chi, công nợ,… của khách sạn. Ngoài ra bạn cần giám sát các nhân viên tại các bộ phận về chất lượng thực hiện công việc để đảm bảo đem lại dịch vụ tốt nhất cho du khách. Bên cạnh đó Bạn lên kế hoạch cho các sự kiện đặc biệt cho mục đích quảng cáo hoặc theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ cho các sự kiện của công ty trong khách sạn,…
Có thể nói, là một chuyên gia về quản trị nhà hàng – khách sạn, bạn là một người thực sự toàn diện! Bạn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khách sạn, bạn biết chính xác tất cả các quy trình làm việc và bạn chỉ cần theo dõi mọi thứ. Bạn đảm bảo rằng khách của khách sạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái.
Nhờ được đào tạo bài bản và trên phạm vi rộng, những người quản lý khách sạn không chỉ bị bó hẹp trong việc làm tại các khách sạn, họ có thể làm việc trên khắp thế giới với đa dạng các lĩnh vực khác như: nhà hàng, các hãng hàng không, spa, trung tâm giải trí,…. Ngoài việc chăm sóc khách, họ cũng có thể đảm nhận các hoạt động thương mại hoặc hành chính. Kho vận, kế toán và nhân sự chỉ là một vài trong số đó.
AMEC mong rằng những chia sẻ đã giúp các bạn hiểu được phần nào công việc của một nhân viên quản lý khách sạn để có sự lựa chọn phù hợp về ngành du học này tại Đức. Nếu còn thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ ngay với AMEC để đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của AMEC tư vấn cụ thể cho bạn nhé.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388