HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học Úc có nên không?

Ai cũng biết là phong trào “Người người du học, nhà nhà du học” đang phát triển mạnh. Nguyên nhân của phong trào này là các bậc phụ huynh muốn con em mình bằng bạn bè và cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình được học tập để có tương lai. Trong những năm trước đây, Úc là một trong những điểm đến hot nhất của các du học sinh nước mình.Thế nhưng trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, một số ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo tại xứ sở Kangaroo này đã không còn tốt nữa. Hơn thế nữa có một số bạn còn nhận định: “Thà đi Singapore còn hơn đi Úc”. Tuy nhiên những nhận định này không dựa trên một cơ sở hoặc tiêu chí nào cụ thể mà chỉ là những ý kiến truyền tai nhau. Hãy cùng AMEC phân tích thuận lợi và khó khăn của du học Úc để tự tìm ra câu trả lời cho mình.du hoc Uc

I. Những lý do nên đi du học Úc

Điều đầu tiên chính là môi trường nói tiếng Anh

Tại Úc, tiếng Anh đươc sử dụng là ngôn ngữ chính vì vậy bạn dễ dàng lựa chọn quốc gia này làm nơi nâng cao khả năng ngoại ngữ của bản thân mà không cần đắn đo suy nghĩ.

Thứ hai: Chính sách visa ưu tiên thuận lợi, không cần chứng chỉ IELTS, không chứng minh tài chính

Từ ngày 24/3/2012, chính phủ Úc áp dụng chính sách xét duyệt visa ưu tiên đối với du học sinh Việt Nam xin học các chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại 41 trường đại học của nước này. Tuy nhiên, đến ngày 24/3/2014, Úc tiếp tục mở rộng bậc xét visa ưu tiên thêm 19 trường cao đẳng, học viện, nâng tổng số trường mà sinh viên có thể lựa chọn lên 60 trường. Theo đó, sinh viên xin visa theo diện này không cần phải chứng minh tài chính, không bắt buộc phải có chứng chỉ IELTS và thời gian xét duyệt visa rất ngắn (thông thường là 14 ngày). Đây là điểm hấp dẫn nhất đối với du học sinh Việt Nam và hơn 90% số hồ sơ xin visa sinh viên là thuộc diện này.

Thứ ba: Chi phí du học Úc hợp lý

Hệ thống giao dục tương tự với Anh, Mỹ, chất lượng giáo dục của nhiều trường luôn đứng trong tốp 50 trường hàng đầu trên thế giới (Theo bảng xếp hạng hàng năm về các trường đại học danh tiếng trên thế giới của tạp chí Times: Năm 2006, Úc có 4 trường đứng trong top 20 trường đại học tốt nhất trên thế giới). Nhưng chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc chỉ bằng 2/3 so với Anh và bằng ½ tại Mỹ-Theo số liệu của IDP, Úc. Chính vì vậy mà du học Úc khá phù hợp với tình hinh tài chính của nhiều gia đình Việt Nam.

Thứ tư: Sự hỗ trợ từ phía chính phủ và trường của Úc đối với sinh viên quốc tế

Không ở một quốc gia nào, sinh viên quốc tế được quan tâm như ở Úc. Trong các trường đại học không hề có sự phân biệt giữa sinh viên quốc tế và sinh viên Úc. Tất cả mọi chính sách (đóng học phí, hưởng các phúc lợi xã hội, hưởng các điều kiện vật chất….) đểu chỉ có một cho tất cả sinh viên.Khá nhiều trường của Úc trợ giúp sinh viên trong quá trình tìm việc làm thêm, tư vấn cách trả lời phỏng vấn khi xin việc, giúp sinh viên hoà nhập với môi trường mới… (ACN, Curtin University…)Đối với từng bang, sự hỗ trợ từ phía chính phủ có khác nhau, tuy nhiên sinh viên quốc tế là đối tượng được quan tâm nhiều nhất (các chính sách học bổng cho sinh viên, trợ giúp các chi phí về giao thông công cộng…)

Thứ năm: Trong quá trình học được đi làm thêm lương cao

Có lẽ sau giá trị về chất lượng học tập, đây là yếu tố được nhiều bạn học sinh quan tâm nhất khi lựa chọn du học Úc. Chính phủ nước này cho phép sinh viên trên 18 tuổi được làm tối đa 40h trong 2 tuần và toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Quy định này không bị giới hạn bởi bậc học, ngành học, trường học, địa điểm học và không cần xin giấy phép làm việc đã tạo điều kiện quá thuận lợi cho sinh viên quốc tế tham gia thị trường lao động sôi động nơi đây. Trong quyết định cấp visa sinh viên sẽ quy định rõ ràng về quyền được làm thêm của du học sinh. Đặc biệt, nếu sinh viên theo học chương trình nghiên cứu, sẽ không bị giới hạn thời gian làm thêm.

Ở Úc, Du học sinh được phép đi làm thêm với thu nhập tương đối tốt. Cộng đồng người Việt tại Úc lớn giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm thêm phù hợp.

Thứ sáu: Sau khi tốt nghiệp được ở lại Úc từ 2-4 năm

Với các bạn sinh viên được cấp visa chương trình học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thời gian 2 năm trở lên lần đầu từ sau ngày 05/11/2011 sẽ được ở lại Úc từ 2-4 năm sau tốt nghiệp. Cụ thể, sinh viên đại học và thạc sĩ  tín chỉ được ở lại thêm 2 năm, thạc sĩ nghiên cứu 3 năm và tiến sĩ là 4 năm. Với chính sách gia hạn visa gần như mặc định này, sinh viên không cần ngay lập tức xin được việc làm hay tham gia một khoá học khác mới được ở lại. Do đó, cơ hội để tiếp tục trải nghiệm nước Úc, tìm kiếm cơ hội để mở rộng quan hệ, tìm kiếm việc làm hay cơ hội định cư đều trở nên dễ dàng và rộng mở hơn với du học sinh quốc tế.

Thứ bảy: Có nhiều chính sách ưu đãi cho người phụ thuộc của du học sinh (vợ/chồng, con, bố mẹ…)

Úc là số ít các nước rất cởi mở trong việc cho phép du học sinh đưa người phụ thuộc sang nước này sinh sống trong thời gian visa được cấp. Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Úc còn đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn cho người phụ thuộc của du học sinh. Cụ thể như sau: Nếu du học sinh theo học chương trình cao đẳng, đại học thì vợ/chồng được phép làm thêm tối đa 40h/2 tuần và toàn thời gian trong thời gian nghỉ. Nếu du học sinh theo học chương trình thạc sĩ trở lên thì vợ/chồng được phép làm thêm không giới hạn thời gian. Con của du học sinh được hưởng chế độ miễn giảm học phí, tuỳ theo từng bang. Tại bang Tây Úc hay thủ đô Canberra, nếu bố hoặc mẹ theo học chương trình thạc sĩ, các con sẽ được miễn học phí. Úc cũng tạo điều kiện để người thân của du học sinh (bố, mẹ, anh chị em, bạn bè…) sang Úc thăm thân. Thời gian xét visa chỉ từ 14 -21 ngày và thủ tục đơn giản giúp sinh viên được động viên tinh thần học tập và cũng góp phần phát triển công nghiệp du lịch tại nước này.

Thứ tám: Nhiều ưu đãi về phí giao thông công cộng

Tuỳ theo từng bang, sinh viên quốc tế sẽ được ưu đãi phí khi tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…

Thứ chín: Cơ hội định cư tại Úc dễ dàng sau 2 năm làm việc toàn thời gian

Cũng như các nước nhập cư khác, Úc xác định sinh viên quốc tế là nguồn cung lao động tay nghề cao quan trọng cho nền kinh tế nước này. Theo quy định của chính phủ, sau 2 năm làm việc toàn thời gian và đáp ứng đủ điểm tối thiểu, du học sinh quốc tế sẽ được xét để cấp PR. Việc đơn giản hoá thủ tục và quy định rõ ràng đã khuyến khích lượng lớn du học sinh ở lại Úc làm việc và sinh sống.

II. Những khó khăn khi du học Úc

Những lý do trên không có nghĩa du học Úc là toàn màu hồng. Sau đây là những khó khăn bạn sẽ phải đối mặt khi du học Úc.

Bạn sẽ đối mặt với nhiều thử thách khi du học Úc từ áp lực học tập đến bài toán kinh tế, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa…

Thứ nhất: Không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận danh sách các trường được áp dụng chính sách mới của đại sứ quán bởi gánh nặng giờ đây đè lên vai các trường đại học

Phải làm thế nào để có thể đưa chính sách mới vào guồng quay hợp lí trong khi số lượng sinh viên từ khắp nơi trên thế giới ào ạt đổ vể. Số lượng tuyển sinh có hạn trong khi sinh viên muốn theo học tại Úc lại quá đông. Chính vì lẽ đó, việc xét duyệt hồ sơ học sinh cũng trở nên khó khăn hơn. Trước hết, yêu cầu chất lượng học sinh, sinh viên cao hơn nhiều. Chính sách mới nói rằng bạn có thể đăng kí sang học tiếng Anh tại Úc nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể sang đó mà không biết đến cả những câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Giữa một “núi” hồ sơ, giữa một sinh viên học tốt và có tiếng Anh cơ bản và một sinh viên học tốt nhưng tiếng Anh ở level 0 thì chắc chắn các trường sẽ chọn sinh viên thứ nhất. Do đó, gánh nặng về chất lượng cũng chuyển sang cho du học sinh.

Thứ hai: việc học tập trong trường rất được chú trọng và khắc khe đối với học sinh

Ví dụ như một số trường danh tiếng trong tiểu bang Queensland của Úc như University of Queensland và Queensland University of Technology (2 trường này nằm trong top 10 các trường đại học ở Úc), nếu học sinh học 1 môn mà rớt 2 lần sẽ bị đuổi học. Và khi trường hợp đó xảy ra thì khó có trường đại học nào nhận nữa. Vì vậy sinh viên theo học các trường này phải cố gắng rất nhiều trong quá trình học để không phải trượt môn nào. Đối với sinh viên bản địa còn khó thì đối với du học sinh sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn trong trường học đó. Việc mà du học sinh phải giải quyết đầu tiên là Visa. Khi trường thông báo lên cho Sở nhập cảnh là sinh viên đó không còn theo học ở trường nữa thì Visa sẽ ngay lập tức bị hết hiệu lực. Vì vậy nhiều  du học sinh phải đành ngập ngùi đăng kí các trường dạy nghề để tiếp tục được ở lại Úc, nếu không thì phải về nước.Việc học tập được giám sát chặt chẽ tại các trường đại học có chất lượng cao. Để đậu một môn, bình thường, sinh viên cần đạt được 50% tổng số điểm của môn đó. Tổng điểm của mỗi môn được chia thành nhiều assessments, nên nhiều khi chưa cần thi cuối kì thì một số bạn đã đủ điểm đậu. Nhưng tại các trường lớn như University of Queensland, thì sinh viên buộc phải đạt trên 50% cho bài thi cuối kì để đậu dù điểm tổng của các assessment có cao đi chăng nữa. Vì lí do đó, sinh viên phải cố gắng học và thi cuối kì thật tốt vì nó quyết định việc đậu rớt của môn học đó. UQ làm vậy để tránh tình trạng sinh viên chủ quan sau khi đạt được điểm cao trong các assessment trước. Các trường đại học ở Úc thường rất chú trọng chất lượng đầu ra của học sinh vì nó ảnh hưởng đến danh tiếng lâu đời của trừơng.

Thứ ba: Luật pháp Úc rất khắt khe

Rất nhiều du học sinh Việt Nam đã không thể tiếp tục theo học tại Úc vì một số lí do khác. Ví dụ như  H.T qua Úc để học trung học. Vốn tính nghịch ngợm, trong một lần đi chơi với bạn, ngồi trên xe nhìn thấy vài cảnh sát, H.T chỉ đùa giỡn và nói những lời không được lịch sự với cảnh sát. Kết cục của hành động vô ý thức đó là việc bị cắt Visa và bị trục suất ra khỏi nước Úc vì có thái độ lăng mạ cảnh sát.T.L thì lại phải về nước vì một nguyên nhân “ hơi khó tin”. Cô nàng đi trốn vé xe bus, bị bắt và cũng phải xách vali về nước trong vòng 1 tháng. Luật pháp của Úc không có việc tử hình nhưng nó không đồng nghĩa nước Úc dễ dãi trong việc phạm pháp. Đặc biệt là đối với du học sinh, thành phần tạm trú, thì việc tôn trọng luật pháp là rất quan trọng. Nên chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ mà phạm pháp thì khó có thể tiếp tục ở lại và học tập tại Úc.Bây giờ chắc bạn đã có quyết định cho riêng mình?

Thứ tư: Khác biệt văn hóa và khả năng hòa nhập

Tôi đã từng sống tại Úc và không biết đây là thuận lợi hay khó khăn. Bạn cần biết rằng nước Úc ngày nay đã khác rất nhiều trở thành một đất nước đa văn hóa. Tại Úc, bạn sẽ gặp rất nhiều người đến từ các nước khác nhau, Âu Á Mỹ Phi đủ cả. Tuy vậy, văn hóa phương Tây vẫn chiếm chủ đạo. Có nghĩa là văn hóa đề cao tự do cá nhân. Tại Úc, bạn muốn làm gì thì làm, không ai để ý đến bạn. Thoạt nghe tưởng hay nhưng đôi khi ra đường bạn sẽ cảm thấy sự lạnh lùng, cô đơn vì không ai quan tâm đến bạn. Vào quán hay mua bán gì, họ cũng không tươi cười niềm nở mà đôi khi mặt lạnh như tiền, đáng sở phải không. Nhưng khi ở lâu bạn sẽ thấy không hẳn là như vậy. Người Úc rất tốt bụng và quan tâm giúp đỡ người khác “khi họ cần”. Nghĩa là bạn muốn gì thì phải mở miệng ra hỏi, không ngại. Tóm lại, văn hóa phương Tây có 2 mặt, phù hợp với những ai dám mạnh dạn, tự tin, khám phá nhưng cái mới. Để được như vậy, bạn cần có sự chuẩn bị cả về tinh thần và hiểu biết để nhanh chóng hòa nhập.

Túm lại

Úc, theo tôi tại thời điểm này là một trong những nước đáng sống và đáng du học nhất thế giới nhờ chất lượng giáo dục cao, môi trường nói tiếng Anh, đất nước đa văn hóa, nhiều cơ hội làm thêm, cộng đồng người Việt đông và tương đối tương trợ nhau. Sau hơn 4 năm sinh sống tại đây, tôi tiếp xúc với nhiều bạn du học sinh Úc và nói thật là tới 90% muốn kéo dài thời gian học tập, sinh sống tại Úc hay thậm chí định cư tại Úc. Tuy vậy, bạn cũng không nên ảo tưởng rằng sau khi du học Úc với tấm bằng trên tay, bạn sẽ có kiến thức hay trình độ vượt trội so với các bạn học trong nước và về Việt Nam với đầy ắp cơ hội việc làm lương cao. Nói vậy, để bạn có những suy nghĩ đúng đắn và tính toán hợp lý cho việc đầu tư du học Úc. Nếu gác bài toán kinh tế lại một bên thì tôi tin du học Úc sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ nhất trong cuộc đời bạn.

Chí Nam – Công ty tư vấn Du học Âu Mỹ AMEC

Để nhận thông tin về các chính sách mới nhất tại Úc, đăng ký ngay với Amec:

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Công ty tư vấn du học và đào tạo Âu Mỹ (Amec)

Facebook: https://www.facebook.com/duhocuc360/

VP Hà Nội:

Fax: 04 39411892 –

VP Hồ Chí Minh: 641 Đại lộ 3/2, P.6, Q.10, HCM

ĐT: 08 3 9575 201






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí