Du học và ở với chủ nhà người bản địa hiện nay được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn. Khi ở với chủ nhà, du học sinh cần chú ý gì? Hãy tích lũy 12 điều nên và không nên khi sống cùng chủ nhà nhé.
1. Nên cho chủ nhà biết về bạn:
Đừng ngại điền thông tin cần thiết của mình vào tờ đơn đăng ký. Ví dụ như là hạn chế ăn uống, bệnh dị ứng hay muốn có vật nuôi trong nhà. Bạn càng mô tả bản thân rõ hơn thì các tổ chức tìm nhà mới tìm cho bạn ngôi nhà phù hợp nhất với bạn.
2. Nên ăn cùng chủ nhà:
Hầu hết chương trình sẽ bao gồm các bữa ăn với nhà chủ. Bạn nên ăn cùng chủ nhà ít nhất một lần trong ngày. Như vậy mới có thể làm quen với môi trường và văn hóa mới cũng như bày tỏ sự tôn trọng tới gia đình chủ nhà.
3. Nên trao đổi về các quy tắc ở trong nhà khi mới vào ở:
Bạn nên tìm hiểu về các quy định trong nhà và cho chủ nhà biết mong muốn của mình để tránh những sự cố không đáng có.
4. Nên mang quà khi ra mắt:
Khi sắp xếp đồ đạc để chuyển vào, đừng quên mang theo một món quà (nên liên quan tới văn hóa đất nước bạn) dành tặng cho gia đình chủ nhà. Đây là cách rất tốt nhất để làm quen với chủ nhà.
5. Nên tôn trọng luật và văn hóa bản địa:
Bất kể bạn ở nơi đâu, bạn nên tuân thủ theo những quy tắc truyền thống hoặc tín ngưỡng ở nơi đó. Ví dụ: có một số nơi không được thể hiện sự thân thiết động chạm ra ngoài dù là nắm tay, hoặc không được để đầu hoặc vai trần, etc.
6. Nên trao đổi với văn phòng quản lý chương trình:
Trong trường hợp bạn không thoải mái với gia đình chủ bạn nên liên hệ với văn phòng quản lý chương trình thay vì cố gắng chịu đựng. Phía văn phòng sẽ sắp xếp giảng hòa hoặc tìm cho bạn một nơi ở khác phù hợp với bạn hơn.
7. Đừng lười:
Kể cả nhà chủ có đề nghị hỗ trợ bạn việc giặt giũ hoặc lau dọn, bạn nên cố gắng giữ cho phòng mình sạch sẽ nhất có thể. Bạn nên tôn trọng ngôi nhà hơn cả nhà của mình. Điều này sẽ giữ mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với chủ nhà.
8. Đừng tỏ ra mình hơn người:
Kể cả bạn may mắn sống trong một đất nước tân tiến với dịch vụ hiện đại nhất, khi chuyển tới đất nước kém phát triển hơn, bạn nên làm quen với tiện nghi thấp hơn của chủ nhà. Bạn chỉ nên góp ý nếu như các tiện nghi bạn nghĩ là gia đình chủ có thể cân nhắc.
9. Đừng ngại ngần lên tiếng:
Hầu hết các gia đình chủ đều thân thiện và chào đón các ý kiến đóng góp của bạn, nhưng cũng có trường hợp gia đình chủ không đáp ứng điều kiện của chương trình, lúc đó bạn cần lên tiếng, thậm chí nếu quá tồi tệ bạn cần trao đổi với văn phòng quản lý để chuyển đi ngay.
10. Đừng ngại sử dụng ngôn ngữ của chủ nhà:
Cứ nói chuyện với chủ, bạn có thể mắc lỗi sai nhưng chủ sẽ giúp bạn sửa lỗi đó. Bạn sẽ học được những điều không bao giờ có trong sách, nếu may mắn bạn còn học hỏi được nhiều từ lóng hay ho nữa.
11. Đừng quên kết bạn bên ngoài:
Bạn có thể làm quen với hàng xóm hay tới thành phố xung quanh. Ngoài sống vui vẻ với nhà chủ, bạn cần có cả những trải nghiệm bên ngoài, có cả một cộng đồng to lớn ngoài kia với những góc nhìn mới lạ nữa.
12. Đừng quên thể hiện lòng biết ơn:
Bạn nên cố gắng bày tỏ sự cảm kích với chủ nhà trước khi rời đi, ví dụ như viết một bức thư cảm ơn đầy ấm áp bằng ngôn ngữ của chủ họ (nếu được), hoặc mời họ đi ăn, hoặc dành tặng một món quà đặc biệt.
Nơi ở là một phần quan trọng trong trải nghiệm du học của bạn. Việc sống với người lạ có thể hơi đáng sợ nhưng cũng có thể trở thành trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình học tập và giúp bạn kết nối với cuộc sống của người bản địa.
-St- Du học sinh!
Tham gia cộng đồng du học sinh săn học bổng AMEC: https://www.facebook.com/groups/473809320049251
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388