Nước Úc cho bạn những gì? Bạn có cảm thấy một phần đẹp nhất của tuổi trẻ xứng đáng với mỗi ngày du học tại Úc không? Bài viết này không những là cảm nhận mà còn là kinh nghiệm thực tế. Hi vọng sẽ giúp bạn làm quen và trưởng thành hơn khi du học Úc đấy nhé.
Với những câu hỏi trên, mỗi người sẽ có một câu chuyện riêng để kể. Nhưng có một điều chắc chắn: dù bạn là du học sinh với mục tiêu chính là đi học, những người vừa đi học vừa đi làm như mình hay cả những bạn đã đi làm full-time, chúng ta đều có điểm chung là cảm nhận được áp lực mỗi ngày nơi xa xứ.
Xác định học là chính
Đối với những bạn SV chăm chỉ và muốn tăng tính cạnh tranh bằng bảng điểm ấn tượng. Thì việc duy trì điểm số cao một cách “thường xuyên” đòi hỏi sự đầu tư lớn cho việc học. Dù phần lớn thời gian chỉ dùng để đọc materials, ngồi thư viện, chuẩn bị bài tập nhóm, viết luận và nghe là rất boring. Nhưng mình hiểu được lí do tại sao các bạn lại chọn lựa như vậy. Vì mình cũng chung quan điểm thời học đại học.
Các bạn hi vọng bảng điểm ấn tượng sẽ giúp bạn buy-in a ticket giữa một thị trường lao động đầy cạnh tranh tại Úc. Hay kể cả khi quay về Việt Nam nữa. Thậm chí có những bạn rất muốn apply học bổng tiếp tục theo đuổi các chương trình học cao hơn. Dù mục đích có khác nhau nhưng thành tích học tập tốt nói lên nhiều về determination. Đây là cái mà nhà tuyển dụng tương lai dùng để đánh giá.
Hiểu được các môn học. Học nhưng cần chú ý trau dồi kĩ năng mềm
Trong các môn học tại Úc, các bài assessment được thiết kế để rèn luyện các kỹ năng mềm tổng hợp của SV. Các kỹ năng được ghi cụ thể trong learning objectives. Ví dụ như việc làm presentation sẽ tăng khả năng diễn đạt và giao tiếp. Team project thử thách kỹ năng làm việc nhóm. Time management và create senses of responsibility. Viết luận thể hiện critical thinking, problem solving.
Cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng điểm cao “đều đặn” nói lên nhiều điều và không nên bị distract bởi những suy nghĩ như “liệu có phải mình là thợ học chỉ biết học không thôi” hay “bạn bè mình còn đi làm thêm, có thêm kinh nghiệm cho vào CV và additional income nữa mà mình chỉ biết học”.
Bản thân mình nhận được offers từ big4 vào cuối năm 3 đại học ở VN. Chủ yếu là do thành tích học tập + ngoại khoá tốt và sự chuẩn bị về kỹ năng mềm. Chứ ngành học của mình không hề chuyên sâu về kế toán/ kiểm toán. Điều đó cho thấy soft skills vô cùng quan trọng. Nhưng có thể acquire trong khoảng thời gian khá ngắn.
Các kỹ năng trình bày CV, giao tiếp và luyện PV đều có thể chuẩn bị trong thời gian ngắn. Có nhiều mentor giúp bạn được điều này nhưng việc duy trì thành tích học tập tốt là một chặng đường dài. Tóm lại, nếu bạn đặt trọng tâm vào việc học tập, nghiên cứu. Thì điều này không có gì là “bất hợp lý”. Hãy vẫn tiếp tục cặm cụi vững bước. Tuy nhiên hãy cố gắng sử dụng thời gian thật hiệu quả để dành thời gian đi chơi tránh bị burn out.
Khi nào nên đi làm thêm và cố gắng làm công việc mình thích
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm đi làm trước khi sang Úc như mình. Thì việc quay lại trường lớp chắc chắn sẽ là một sự hụt hẫng. Sau khi tới Úc, mất 3 tháng để làm quen với văn hoá, lifestyle. Và sau đó đánh giá và ổn định việc học trên trường rồi mình quyết định đi làm thêm. Thậm chí trước khi sang Úc mình cũng đã dự phòng trước. Đi học một khóa Bartender pha chế đồ uống có cồn trong trường hợp không tìm được công việc ưng ý.
Trộm vía là các kiến thức trên trường không quá khó. Bởi trước mình đã có thời gian làm kiểm toán ở VN rồi. Nên nhìn chung, 2 năm không tốn đáng kể thời gian cho việc học trên trường. Vẫn nhớ lại những ngày đầu tiên đó, buổi tối mình ngồi google xem các công việc manually nào được trả lương theo giờ above average thì kết quả có 2 job, 1 là dạy piano/violin 2 là thợ chụp ảnh. Thợ chụp ảnh thì nếu giờ tự mày mò học để build expertise thì tốn nhiều thời gian quá.
Dạy nhạc thì đúng là cái mình thích rồi.
Piano ở VN mình cũng đi dạy. Nhưng chủ yếu cho người nhà, người quen và dạy bằng tiếng Việt nên khá băn khoăn. Cuối cùng mình vẫn quyết định taking actions. Mình hỏi những giáo viên dạy nhạc local đi trước. Để dạy được học sinh thì phải chuẩn bị những gì? Giáo trình nào phù hợp và certificate nào cần có để được coaching/tutoring? Sau đó mình đăng ký một khóa training online của Encore On Keys dành cho giáo viên 125 đồng. Tới giờ mình thấy là smart investment nhất tới từng penny. Ghé qua các hiệu sách địa phương thì thấy ngập ngụa hoa mắt các loại giáo trình. Rồi phải tự lọc những bộ phù hợp nhất với từng lứa tuổi /trình độ theo cách dạy của mình.
Tuy được nhận xét có năng khiếu làm ‘thầy giáo”. Nhưng điểm yếu và rào cản lớn nhất của mình khi dạy piano là kỹ thuật. Trước đây mình được học nhạc với người thầy chuyên nghiệp đầu tiên là nhạc sỹ Đỗ Hòa An. Nhưng thời gian 3 tháng quá ngắn. Tất cả kiến thức, kỹ thuật và cách chơi sau này đều do mình đam mê tự mày mò và học từ Youtube là nhiều.
Để tự hoàn thiện kỹ thuật của bản thân,
..mình vẫn đang song song học 1 kèm 1 với các giáo viên Piano tại Úc. Sau khi chuẩn bị xong xuôi để scale lên một tầm mới thay vì nhận nhỏ lẻ private tutoring. Mình post một bài lên VDS và kết quả sau một đêm làm mình overwhelm. Hơn 20 tin nhắn khác nhau hỏi về việc học, mua đàn để học.
Ngày hôm sau mình ngồi mapping lại bản đồ Sydney để xem. Và chỉ nhận những route nào thuận tiện nhất cho việc di chuyển. Quyết định tiếp theo đó là mua xe máy để thuận tiện việc đi lại. Mình nhận thấy khu Inner-West Sydney cầu nhiều hơn cung luôn thiếu giáo viên dạy nhạc, trừ vùng Hurstville. Nên bạn nào có đam mê âm nhạc, thích cái cảm giác ‘helping others to achieve something’ và muốn kiếm thêm thu nhập trang trải mình có thể sharing những kinh nghiệm đi trước. Từ công việc đầu tiên đi dạy piano, bằng việc làm tốt và cố gắng trong những việc mình làm, các mối quan hệ, các công việc mới và các cơ hội mới dần xuất hiện.
Bản thân mình cực tin vào chữ ‘duyên’.
Và mọi thứ đến với ta đều là những thứ ‘nên đến’, không có cái nào là tốt là xấu. Thu nhập gia tăng và đã có thời gian mình làm 7 ngày một tuần cộng piano lessons buổi tối. Nhưng mình luôn tự biết dừng và tự commit với bản thân. Làm những công việc tạo ra nhiều giá trị nhất để trang trải và phục vụ các sở thích cá nhân. Và bắt buộc để lại quỹ thời gian untouched mỗi tuần để gia tăng giá trị bản thân.
Quỹ thời gian này để học thêm, tập luyện thêm. Ngoài ra, gặp gỡ mentor, networking với những người đi trước giúp bản thân bạn tiến bộ. Sự phồn thịnh của nước Úc là một cái bẫy khá nguy hiểm. Khi thu nhập bạn đã đều và ổn định so với nhu cầu chi tiêu cá nhân. Chúng ta dễ bị thoả hiệp và ngừng tự hỏi mình mang mục tiêu gì khi dành một phần thời gian của tuổi trẻ tại đây.
Công việc stress nhất nhưng mang lại ý nghĩa nhất
Công việc stressful nhất nhưng somehow ý nghĩa nhất mình đang làm đó là làm assistant cho một psychology clinic. Mình làm việc nhiều với các bạn trẻ tự kỷ – Autism tùy mức độ nặng nhẹ. Bác sỹ chính behavioural psychologist cần một assistant để phục vụ quá trình điều trị. Những kỉ niệm tuần đầu tiên giờ mình vẫn còn nhớ. Lúc đó có những giờ phải xin phép phụ huynh vào nhà vệ sinh rửa mặt vì cảm thấy quá căng thẳng.
Thoắt cái đã 1 năm rưỡi và giờ việc làm quen với các bạn mới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có những trường hợp gia đình xác định coi như bạn nhỏ là gánh nặng cả cuộc đời. Tới 14-20 tuổi rồi vẫn không thể làm việc độc lập thì may mắn thay chúng mình tìm được ngôn ngữ chung trong âm nhạc. Mình phát hiện được năng khiếu âm nhạc của các bạn ấy. Và hướng dẫn các bạn chơi nhạc trước sự ngỡ ngàng của phụ huynh. Đó là phần thưởng tâm lý ý nghĩa nhất đối với mình. Vì quả thật sức mạnh của âm nhạc là vô biên.
Đối với bản thân mình âm nhạc đã giúp mình vượt qua các vấn đề cá nhân
Mang đến cho mình rất nhiều cơ hội. Mình thật sự biết ơn nên việc làm này cũng như một phần nào đáp lại những gì mình nhận được. Mở rộng ra mình nghĩ cho dù bất kỳ một công việc nào. Từ office/corporate life cho tới anual/service/profession, luôn có những ý nghĩa riêng kết nối với daily tasks của bạn nếu bạn chịu khó quan sát chậm lại và tập trung vào mục tiêu dài hạn. Nếu bạn cảm thấy chán công việc trong văn phòng tận 10-12 tiếng mỗi ngày. Hãy nghĩ tới các kĩ năng tuyệt vời mà bạn tích luỹ được sau vài năm rèn luyện. Miễn bạn cảm thấy đó là con đường muốn phát triển thì bạn sẽ tìm được động lực.
Lời kết
Nếu phải pha hàng chục hàng trăm cốc cà phê mỗi ngày, hãy tự tán dương bản thân mình tháo vát biết bao, bạn tích luỹ được vốn và kinh nghiệm làm các việc khác đỡ vất vả hơn sau này. Nếu phải làm việc với những người già chậm chạp hay cáu gắt hay trẻ em hiếu động ồn ào, hãy nghĩ về những giá trị bạn đem lại hoặc ít nhất hiện tại đó là con đường của bạn gần tới PR .
Tóm lại, miễn mỗi cá nhân luôn giữ vững được mục tiêu quan trọng nhất của bản thân ở trước mắt. Động lực sẽ đẩy lùi được áp lực. Chúng ta thường không thất bại vì sợ áp lực. Chúng ta bắt đầu thất bại từ khi động lực bắt đầu giảm dần và nhỏ hơn áp lực.
Mình chúc mỗi người sớm đạt được những mục tiêu cá nhân trong thời gian ở đây. Về phần mình, mỗi khi lo lắng áp lực, mình lại đơn giản nghĩ về những kỉ niệm với 20+ kids mình từng làm việc cùng mỗi tuần. Cũng như bao bạn ở đây, Úc là một phần tuổi trẻ, một phần thời gian quan trọng nhất cuộc đời mình.
Đó là những chia sẻ của Vu Hoang Nguyen – du học sinh Úc. Đây quả thực là bài viết rất chi tiết và quý giá, AMEC tin rằng các bạn du học sinh sẽ tìm được tiếng nói chung, cảm nhận những tâm sự của du học sinh nơi xa xứ. “Chúng ta thường không thất bại vì sợ áp lực, chúng ta bắt đầu thất bại từ khi động lực bắt đầu giảm dần và nhỏ hơn áp lực.”. Chúc các bạn luôn vững vàng nơi miền đất hứa nhé.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388