Ngoại ngữ là chiếc chìa khoá mở cánh cửa du học và tiếp cận với thế giới. Ngoại ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sinh sống của các bạn du học sinh nên các bạn ấy có những cách học rất riêng để tăng khả năng sử dụng tiếng nước ngoài của mình. Hãy xem chúng ta có thể học được gì từ các bạn ấy nhé!Chắc hẳn các teen đã được nghe quá nhiều những lời khuyên trong việc học và sử dụng ngoại ngữ. Nhưng không phải ai cũng có thể học tiếng nhanh và thành thạo, kể cả trong khi đang sinh sống tại đất nước đó, nếu như thiếu sự kiên trì.Bên cạnh việc học ở lớp, khả năng ngôn ngữ của du học sinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống trên đất khách. Ví dụ đơn giản như với khả năng nói trôi chảy, các bạn có thể trả giá khi đi chợ, hỏi bài bạn cùng lớp, tự đi du lịch, được bạn bè bản xứ mời đến nhà chơi,…Không phải ai cũng may mắn được học tiếng trước khi đi du học. Và không phải ai học tiếng trước ở nhà cũng nói tốt hơn. Học ngữ pháp, học từ vựng, làm bài tập trong sách vở,… là những việc bắt buộc để học tiếng. Nhưng bên cạnh đó, các du học sinh còn có những cách học riêng.Thu Trang (du học sinh Pháp) chỉ được học tiếng Pháp 3 tháng trước khi đi du học. Với chừng ấy thời gian, cô bạn chỉ đủ kịp làm quen, nói những câu đơn giản, và học chút ít ngữ pháp. Biết được điểm yếu của mình, Thu Trang đã tìm ra cách riêng để tăng khả năng giao tiếp: “Mình dành rất ít thời gian để học ngữ pháp, chủ yếu tập trung vào việc học giao tiếp. Từ khi sang Pháp, mình chấp nhận bỏ rơi em Ipod thân yêu, bỏ qua thói quen cắm headphone mọi lúc mọi nơi, mình dành thời gian lắng nghe nhiều hơn, “hóng chuyện” nhiều hơn. Mình nhận thấy, việc kè kè máy nghe nhạc khi đi trên đường làm giảm khả năng nghe nói của mình rất nhiều”.May mắn hơn Thu Trang, Minh (du học sinh Mỹ) đã có 7 năm học tiếng Anh tại Việt Nam, nhưng chủ yếu là học ngữ pháp. Trong thời gian du học, cậu đã học giao tiếp bằng cách… đi làm thêm. Không như những sinh viên Việt Nam khác, chủ yếu xin việc tại các nhà hàng Việt, hay làm cho chủ người Việt, cậu chỉ xin việc tại những cửa hàng Mỹ.Giải thích cho việc này, Minh nói: “Bên cạnh việc thu nhập cao hơn, thì khi làm tại những cửa hàng của Mỹ mình sẽ phải giao tiếp nhiều hơn. Chủ yêu cầu gì, khách hàng gọi gì, đồng nghiệp nói gì, mình sẽ phải cố hết sức “căng tai” ra nghe. Mình cũng không thuê nhà ở chung với bạn bè Việt, mà ở với sinh viên bản xứ, có những lúc mình cũng ở với những người bạn đến từ các đất nước khác. Nói chung là mình cố hết sức tạo ra một môi trường “Mỹ” nhất”.Chúng ta vẫn thường nghe nói, học ngoại ngữ là phải có năng khiếu. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, nếu thiếu đi sự cố gắng và phương pháp học phù hợp.Sang Anh theo học ngành truyền thông, Minh Phương (du học sinh Anh) đã cắn răng tự mua cho mình 1 chiếc tivi có TeleTex (TV hỗ trợ phụ đề). Cô bạn dành thời gian hàng ngày xem thời sự, các bản tin trong ngày, và các chương trình truyền hình.“Thật sự là mình không hiểu hết những điều phát thanh viên nói đâu. Nhưng mình vẫn chăm chỉ nghe để quen với ngôn ngữ. Mình cũng mua báo và tạp chí của Anh đọc nữa. Việc này giúp mình quen với ngôn ngữ báo chí, ngành mà mình theo học. Ngoài ra, tham gia vào các diễn đàn trên mạng cũng giúp mình tăng khả năng viết. Viết văn bản, thư từ, trả lời forum, chat với bạn bè bản xứ khiến cho phản xạ viết của mình tăng lên rất nhiều”.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388