HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học nghề phi công: Sự thật ít biết

Phi công là công việc hấp dẫn với cơ hội trải nghiệm thế giới. Những chuyến đi dù ngắn dài, xuyên suốt mọi điểm đến đều giúp mở mang tầm nhìn và văn hóa. Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành khách trên các chuyến bay, các Phi công luôn được coi là linh hồn trong các cuộc di chuyển trên không.

2.000 – 4.000 đô la Mỹ/tháng là mức lương mà các hãng hàng không như Jetstar, Vietjet trả cho các công dân Việt Nam làm việc tại Việt Nam trong năm đầu tiên khởi nghiệp. Mức lương này sẽ tăng vượt bậc sau khi bạn được làm cơ trưởng. Lương khởi điểm của cơ trưởng tại Việt Nam là từ 9.000 đô-la Mỹ/tháng. Nếu bạn làm việc tại các nước Trung Đông hay Trung Quốc thì mức lương sẽ tăng đáng kể: từ 7.000 đô-la Mỹ/tháng lên đến 12.000 – 16.000 đô-la Mỹ/tháng. Ngoài ra còn có những chương trình phúc lợi hấp dẫn dành cho những phi công nước ngoài làm việc tại đây, bao gồm: trợ cấp nhà ở, tài trợ chi phí giáo dục cho con cái, các chế độ bảo hiểm giá trị và mức thuế thu nhập ưu đãi.

Tổng thời gian để có được bằng phi công lái máy thương mại dao động từ 12 đến 18 tháng tùy thuộc vào sự tiến bộ của học viên trong quá trình học tập. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn hay có những lầm tưởng về nghề phi công:

Phi công toàn “con ông cháu cha”

Cứ nhắc đến học làm phi công là mọi người sẽ hỏi: Nhà con có làm trong ngành không mà học nghề phi công? Sự thật thì không phải cứ có người nhà làm trong ngành là sẽ được ưu tiên hơn bởi phi công là nghề đòi hỏi thực lực. Có người nhà làm trong ngành chỉ giúp bạn tiếp cận thông tin để đến với nghề nhanh hơn mà thôi! Có rất nhiều bạn trẻ “tay ngang” chuyển sang học làm phi công và trở thành Cơ phó của Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines chỉ trong thời gian ngắn như anh bạn Đức Nghĩa chẳng hạn.

Có thể bạn quan tâm: Du học nghề tại Châu Âu thành công cùng AMEC

Điều kiện trở thành phi công

Muốn trở thành phi công, trước hết bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào với hàng loạt bài kiểm tra về sức khoẻ, kiến thức và ngoại ngữ, sau đó bạn phải tham gia nhiều buổi học với hàng trăm giờ bay thử trước khi lấy được bằng lái máy bay. Phi công không chỉ đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, thị lực tốt mà còn phải có khả năng phối hợp và giao tiếp tốt, óc tổ chức, lên kế hoạch, kỹ năng định hướng, dẫn đường, khả năng tập trung cao độ trong một thời gian dài. Ngoài ra, phi công cũng đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao. Sau đây là điều mọi người hay lầm tưởng để trở thành phi công:

Xong bậc đại học mới đủ tiêu chuẩn học làm phi công

Một điều bất ngờ mà có thể bạn chưa biết: Để đủ điều kiện bắt đầu học làm phi công, bạn chỉ cần tốt nghiệp bậc trung học phổ thông mà thôi. “Mùa hè năm 18 tuổi, mình đi qua đường Hồng Hà, thấy biển của Trường Phi công Bay Việt và từ đấy mình biết là mình sẽ không học đại học nữa (dù đã trúng tuyển Đại học Hà Nội) mà sẽ theo đuổi nghề phi công” – Trọng Tùng, một trong những cơ phó trẻ tuổi nhất của Vietnam Airlines chia sẻ.

Tuy nhiên là, sau này nếu bạn muốn vươn lên xa hơn như các vị trí huấn luyện… thì vẫn cần một tấm bằng đại học đấy nhé!

Xem thêm: Kinh nghiệm du học nghề vừa học vừa làm tại Úc

Chương trình học nghề phi công

Thông thường, một khóa đào tạo phi công thương mại kéo dài khoảng 3 năm, chia làm hai giai đoạn : Phi công cơ bản (máy bay 4 chỗ ngồi với yêu cầu khoảng 250 giờ bay) và Chuyển lọai trên các máy bay lớn (Airbus, Boieng) khi về nước. Chi phí thuê máy bay được tính theo giờ (khoảng 150euros/giờ), vì thế riêng học phí cho giai đoạn học lái cơ bản đã tốn khoảng 70.000euros.

Ngoài thực hành lái máy bay, sinh viên học ngành Phi công còn bắt buộc hoc lý thuyết bay gồm 14 môn trong đó có Dẫn đường (Navigation), Khí tượng (Meteorology), Nguyên lý bay (Principes of flight), Liên lạc (Communication) hay môn Yếu tố con người (Human factors). Thức, du học sinh nghành phi công tại Pháp, cho biết “Tai nạn máy bay đến 80% đều vì nguyên do con người nên việc học cách hiểu được tâm sinh lý con ngừơi để ngăn ngừa các tai nạn là rất quan trọng”. Điều may mắn với Thức là anh đã từng được học qua hai ngành Biên phiên dịch và Quản lí dự án đều là những ngành có gắn bó với con người nên không có nhiều bỡ ngỡ với môn học ưa thích này.

Sự thật ít biết về nghề phi công

Việc học làm Phi công khá căng thẳng, stress. Du học sinh Thức cho biết: “Học lái máy bay rủi ro hơn học các ngành khác rất nhiều. So với sinh viên Kinh tế họ chỉ phải ngồi học ở giảng đường thì bọn mình phải bay mỗi ngày và tai nạn xảy ra trong quá trình học tập là không phải không có”. Chưa hết, các giáo viên bay ở trường cũng không thiếu những thử thách cho sinh viên. Đang bay giữa chừng và bị thầy… tắt động cơ cùng thái độ mắng nhiếc (hòng gây áp lực tâm lý) nhưng vẫn phải lái máy bay trở về an toàn là một trong những bài tập khó mà học viên nào cũng phải thực hiện thường xuyên.

Xem thêm: Du học nghề tại Úc thành công cùng AMEC

Sinh viên phi công làm gì khi… tiếp đất?

Có lẽ bạn sẽ rất thắc mắc không biết các du học sinh ngành Phi công sẽ “giải trí” như thế nào sau những chuyến học bay “lênh đênh” trên bầu trời Địa Trung Hải?

Câu trả lời rất đơn giản: họ cũng có những hoạt động ngoại khóa như những du học sinh khác thôi. Tức là cũng háo hức tham gia hoạt động ném gối ở trung tâm thành phố, hào hứng với việc đi chợ châu Á hay nơm nớp lo sợ vào mỗi kì kiểm tra.

Một số kinh nghiệm quý báu khi du học nghề phi công

Sau đây là chia sẻ của bạn Phạm Lâm Hải Triều (du học sinh tại California, Hoa Kỳ) và câu chuyện về đời sống du học sinh ngành ngành Phi công tại Học viện  Hàng không Sierra, California, Hoa Kỳ khi trả lời phỏng vấn AMEC.

Quá trình đăng kí xét tuyển vào trường của bạn diễn ra như thế nào?

Ban đầu khi ở Việt Nam, mình thi đầu vào tiếng Anh và kiến thức hàng không ở công ty Bay Việt, sau đó mình có một khóa học ngắn 1.5 tháng về tiếng Anh hàng không và kiến thức hàng không, trước khi học viện Sierra qua kiểm tra trình độ. Sau đó mình được khám sức khỏe phi công ở trung tâm y tế hàng không và qua các khâu xác minh lý lịch, làm VISA du học.

Trong quá trình học Phi công, bạn đã được học những môn gì, có môn học ưa thích nào mà bạn tâm đắc nhất không?

Mình và các bạn trong nhóm đã học bên đây được hơn hai tháng, đang trong gia đọan học lấy bằng Phi công cá nhân (Private Pilot License). Ban đầu bọn mình được học một  khóa Anh văn hàng không bên đây, sau đó học các môn cơ bản như Nguyên lý bay, Khí tượng – thời tiết, Luật hàng không Hoa Kỳ và các bài bay thực hành.

Đáng chú ý là bọn mình vừa học lý thuyết kết hợp bay thực hành rất nhanh, do thời khóa biểu sắp xếp hợp lý nên khi bay có thể áp dụng những gì vừa học vào huấn lệnh, giúp rút ngắn đáng kể thời gian học lý thuyết hết mới bắt đầu thực hành.

Đâu là rào cản lớn nhất mà bạn phải đối mặt trong quá trình du học?

Theo bản thân mình thấy thì việc học ở đây không gây trở ngại lắm, ít ra mình cũng được các bạn đi trước truyền kinh nghiệm nên mình thấy ổn. Phương pháp học tập của các trường dạy bay ở Hoa Kỳ là chú trọng kỹ năng bay thực hành, về lý thuyết thì đánh giá cao việc tự học là chính. Nếu có khúc mắc, bạn có thể hỏi bất cứ giáo viên hướng dẫn bay nào, họ khá nhiệt tình và thân thiện.

Rào cản chủ yếu cho một số bạn là tiếng Anh, điều dễ thấy ở các bạn sinh viên chủ yếu đến từ Châu Á.

Về chương trình học ngành Phi công ở trường bạn nói riêng và ở Mỹ nói chung? (thời gian học tập, yêu cầu về số giờ bay, yêu cầu về điểm…)

Về số giờ bay, bọn mình sẽ được đào tạo khoảng 250 giờ cho toàn khóa (theo yêu cầu của cty Bay Việt với trường bay). Thời gian đào tạo kéo dài khoảng 10-12 tháng. Điểm thi lý thuyết do cục hàng không Liên Bang quy định (khoảng 75% là đậu) .

Trường bạn tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế như thế nào trong và ngoài giảng đường như việc hỗ trợ tài chính, hướng dẫn thủ tục…

Sinh viên quốc tế (đa phần đến từ Châu Á) sẽ được bổ túc tiếng Anh vài tuần đầu của khóa học.

Trường bay còn tạo điều kiện cho các học viên tạo tài khoản ngân hàng bên đây thông qua việc mời các chi nhánh ngân hàng tới làm việc ttrực tiếp với học viên.

Giáo viên hướng dẫn bay do trường chỉ định, tuy nhiên, học viên có quyền được đổi nếu thấy không phù hợp.

Sau khi ra trường bạn dự định sẽ làm gì? Bạn có nghĩ mình sẽ có cơ hội tìm được việc làm trong ngành này ở Mỹ không?

Sau khi tốt nghiệp, mình sẽ tiếp tục về nước hòan thành các khóa học Lý thuyết phi công vận tải hàng không (ATPL), phỏng vấn đoàn bay với Vietnam Airlines hoặc các hãng hàng không khác. Nếu được chọn, mình sẽ tiếp tục đi học chứng chỉ khai thác từng loại máy bay mà hãng hàng không yêu cầu (Type Rating)…

Bên Mỹ bạn có thể làm giáo viên bay (Chief Flight Instructor) nếu hoàn thành khóa học đào tạo giáo viên bay. Tuy nhiên mình thấy hàng không Mỹ đã bảo hòa, nếu bạn muốn trở thành phi công dân dụng chở khách, bạn cần tối thiểu 1500 giờ bay. Thực tế có nhiều người gốc Á (kể cả Việt Nam) đang làm giáo viên bay bên này. Tuy nhiên mình học về để bay cho Vietnam Airlines hoặc các hãng trong nước nên không có ý định ở lại Hoa Kỳ làm việc lâu dài.

Chí Nam – tổng hợp






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    1 bình luận

    • Phạm Quang Trường Minh

      ad cho em hỏi để học làm phi công thì du học trường nào ạ, và có thi học bổng k ạ

    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí