Để đặt nền móng cho một toà nhà mới, cải tạo hay hiện đại hoá một ngôi nhà đều cần tới những người thợ nề. Bạn sẽ không chỉ làm việc với các bức tường mà còn với sàn nhà, cầu thang hay là ống khói. Trong quá trình đào tạo ngành xây dựng, bạn sẽ học cách thực hiện những công việc đó và những điều cần chú ý.
Tổng quan về đào tạo du học Đức ngành Xây dựng
- Đây là một khóa đào tạo kép bao gồm học lý thuyết tại trường nghề và thực hành với doanh nghiệp.
- Quá trình học nghề kéo dài 3 năm.
- Bạn sẽ học cách xây dựng, khôi phục và phá hủy công trình.
- Thợ nề là một trong những ngành học nghề được trả lương cao nhất trong lĩnh vực lao động thủ công!
- Đây là một nghề có tương lai bởi những người thợ Xây dựng không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.
Ngành Xây dựng làm những công việc gì?
Người thợ nề xây dựng cấu trúc cơ bản cho cả nhà ở lẫn những tòa nhà. Họ sẽ đổ bê tông để tạo nền móng, dựng cấu trúc cơ bản bằng gỗ và xây nên những công trình. Họ cũng trộn vữa, xếp vôi, gạch và đá tự nhiên.
Thợ nề cũng chịu trách nhiệm cách nhiệt, lát sàn và hoàn thiện công trình. Họ cũng có thể lắp đặt các bộ phận đúc sẵn hay thực hiện những công việc cải tạo, dỡ bỏ hay hiện đại hoá các tòa nhà.
Nghề nghiệp này sẽ phù hợp với kiểu người nào?
- Thợ thủ công: Là một thợ nề, bạn nên quan tâm đến các công việc thủ công. Sẽ rất tốt nếu bạn đã từng sửa chữa một món đồ nội thất và cảm thấy thích làm việc đó. Trí tưởng tượng tốt về không gian cũng là một lợi thế.
- Người có thể hoạt động theo nhóm: Một điều quan trọng nhất được yêu cầu trên công trường: tinh thần đồng đội. Suy cho cùng, chưa có ai từng xây nhà một mình – việc này cần phải có một lực lượng tổng hợp.
- Người dễ thích ứng với thiên nhiên: Là một người thợ nề, bạn phải đối mặt với mọi loại thời tiết. Trời có thể rất nóng vào mùa hè và người ta phải xây nhà ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới 0*C. Vì lý do này, bạn nên là người có thể thích ứng với nóng, lạnh, ẩm ướt hoặc gió.
Bạn sẽ học gì ở trường nghề Xây dựng tại Đức?
Năm đào tạo thứ nhất
- Tìm hiểu về ngành xây dựng và công nghệ xây dựng
- Lập kế hoạch xây dựng, thực hiện xây dựng và nghiệm thu xây dựng
- Vẽ phác thảo bản vẽ công trình
- Tạo các thành phần và cấu trúc bằng gỗ
Năm đào tạo thứ hai
- Sản xuất vữa, vách thạch cao, trần nhà, v.v.
- Xây dựng và tháo dỡ tường thạch cao đơn lớp/ hai lớp
Năm đào tạo thứ ba
- Cải tạo và sửa chữa các tòa nhà
- Làm cầu thang
- Xây lắp các bộ phận đặc biệt như đầu ống khói
Bạn sẽ học gì trong quá trình thực hành tại doanh nghiệp?
Năm đào tạo đầu tiên
- Làm quen với cơ cấu và hoạt động của công ty đào tạo của mình
- Thực hành sử dụng các công cụ, thiết bị, máy móc xây dựng cần thiết
- Học cách đọc bản vẽ xây dựng.
Năm đào tạo thứ 2
- Xây dựng các tòa nhà một cách độc lập (có sự giám sát)
- Trộn và thi công vữa
- Kiểm tra sự thẳng hàng của bức tường bằng cách sử dụng thước đo
Năm đào tạo thứ 3
- Bạn được phép làm việc độc lập – bởi vì bạn đã có thể xây dựng được những bức tường gạch.
- Thực hành xây dựng các bộ phận đặc biệt như cửa sổ, ống khói hoặc cầu thang, cũng như chế tạo ván khuôn cho tường và trần nhà.
Mức lương trong và sau quá trình du học Đức ngành Xây dựng
Trong quá trình đào tạo
- Năm đào tạo thứ nhất: 880-935 Euro/ tháng
- Năm đào tạo thứ hai: 1.095-1.230 Euro/ tháng
- Năm đào tạo thứ ba: 1.300-1.500 Euro/ tháng
Sau khi đào tạo, mức lương khởi điểm sẽ dao động trong khoảng 2.100 – 2.800 Euro/ tháng và sẽ tăng dần phụ thuộc vào kinh nghiệm tay nghề của bạn hoặc nếu bạn học cao lên.
Bạn có phù hợp với ngành Xây dựng không?
Rất phù hợp, nếu bạn là người …
- thích những công việc liên quan tới thể chất
- ước mơ lớn nhất của bạn là “xây một ngôi nhà”
- búa, đục và thạch cao không phải là những từ xa lạ với bạn
Không phù hợp, nếu bạn là người …
- không khéo tay
- không thể phân biệt được thiết bị, vật dụng xây dựng
- bị dị ứng với bụi hoặc điều gì đó tương tự
Facebook: https://www.facebook.com/duhocduc360/
Xem thêm: Du học nghề Đức ngành Giáo dục Mầm non 2024
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388