HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học hè: Đã đắt, kém bổ ích, lại thiếu an toàn

du hoc heKhoảng gần chục năm trước, chuyện cho con đi du học hè là một việc rất “thời thượng” nhưng đến nay việc này đã không còn hiếm. Nhiều phụ huynh không còn coi du học hè là bước “tiền trạm” cho du học dài lâu mà rất đơn thuần là cho con kỳ du học và thử “tự lập” ngắn ngày.

Thế nhưng, từ những thực tế các câu chuyện “về cùng du học hè” thì có vẻ như các nhà tổ chức cũng như chính các bậc cha mẹ đã không lường hết những rủi ro, mất an toàn qua những chuyến đi “du học” này để chuẩn bị cho mình kiến thức đối phó khi tình huống bất ngờ đến cho trẻ. Cũng như kết quả về kỳ vọng của các bậc phụ huynh cho một chuyến tự lập thú vị, bổ ích và gia tăng ngoại ngữ cho con cũng khá mơ hồ…

“Cưỡi ngựa xem… qua cái sự học”

Hầu hết phụ huynh đều quan tâm: Nội dung trong 1 tuần các con được làm gì? Bao nhiêu thời gian cho học hành, các cháu sẽ tham gia sinh hoạt động đồng ra sao? Thư giãn thế nào?

Nhưng thực tế trong chuyến đi thì các con hầu hết là đi chơi, tham quan. Việc liên quan đến học duy nhất là trong chuyến tham quan đó, các con được giao sáng tác ra một vở kịch bằng tiếng Anh, tự tập với nhau một buổi, rồi tự trình diễn theo nhóm, nhóm nào nhất được phần thưởng. Ngoài ra “con chả phải học gì, ” chú bé Tít phấn chấn khoe vậy.

Chị Lộc, mẹ của Tít nhăn nhó: Khi đăng ký tham gia họ hứa hẹn rất nhiều. Đây này, chị Lộc chìa ra tờ quảng cáo vẫn còn giữ khi đăng ký “SSB sẽ mang đến chương trình học tiếng Anh rất bổ ích. Các em sẽ được hòa nhập trong môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh qua các buổi học trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa…”

Thế mà cuối cùng thì con tôi chả biết thêm nửa chữ tiếng Anh nào, cũng chẳng tăng thêm được tẹo nào kỹ năng giao tiếp. Họ làm thế này, cho trẻ đeo vào cổ tấm thẻ có nội dung được viết bằng tiếng Anh như sau: Làm ơn đưa tôi về… (địa chỉ nơi các em ở). Hoặc đưa tôi đến… Hoặc liên hệ với chúng tôi…số điện thoại thì khác gì con chúng tôi là trẻ câm điếc?

Các con đều đã được học tiếng Anh ở trường, và tham gia các khóa du học thông qua trung tâm tiếng Anh mà các con học thêm, toàn là các trung tâm khá có tiếng. Dù có dốt, chúng vẫn có kiến thức tiếng Anh cả ngữ pháp lẫn giao tiếp, sao họ không dạy các con tình huống lạc thì phải làm gì, nói những gì? Đó là những kỹ năng cần thiết và tối thiểu của việc tổ chức cho một nhóm, tổ chức đông khi tham gia cộng đồng. Cũng là cái mà các phụ huynh mong muốn chương trình mang đến cho con họ.

Chúng tôi con đi du học hè vì đều nghĩ rằng con của mình sẽ có ‘môi trường’ để nói tiếng Anh, để các con quen với các tình huống giao tiếp một cách tương đối tự lập khi không có bố mẹ đi kèm, nhưng như thế này thì chả khác đóng tiền cho con đi chơi giá cao lại còn chả an tâm,” chị Lộc bức xúc.

Du học hay bán tour giá cao?

Từ thực tế của các con mình, nhiều bậc phụ huynh đã đặt ra câu hỏi, phải chăng ba chữ “du học hè” là một hình thức bán tour giá cao?

Đem câu hỏi này trao đổi với phóng viên Vietnam+, chị đó là câu hỏi của chị H.H, người có con tham gia một chuyến du học cách đây ít ngày nói: Rõ ràng từ quảng cáo của họ đến thực tế những gì mà con tôi được hưởng thật khác xa. Hoàn toàn không khác gì một chuyến đi tour mà lại gồm rất nhiều khoản tiền vô lý.

Chị H.H phân tích: “Nếu là mua, bán tour thì các bậc phụ huynh bị lừa vì đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn, gấp hơn 2 lần so với chi phí tự thực hiện. Giá được đưa ra là 25 triệu cho 1 tuần đi Singapore và 2 triệu cho phía công ty làm hồ sơ.” Trong khi đó, giá tour của chuyến đi du lịch Malaysia- Singapore theo lịch trình 7 ngày 6 đêm được các công ty du lịch chào bán là 550USD cho một khách (hơn 11 triệu đồng.)

Nhiều phụ huynh còn không hiểu, khoản 2 triệu “hồ sơ” là gì nhưng không được giải thích thỏa đáng. và họ đã nghi ngờ về việc các Trung tâm tiếng Anh có được phép đưa học sinh đi trại hè hay không?

Thực tế phụ huynh phải đóng phí 2 triệu cho một bên thứ 3 để làm hồ sơ và trả lời phóng viên, một người có trách nhiệm của một Trung tâm tiếng Anh đang tổ chức du học hè đáp gọn lỏn: “chúng tôi chỉ làm dịch vụ!”

Các phụ huynh còn cho biết: “Không thể cho con đi mà không cho con tiền tiêu vặt nên mỗi em thường được cha mẹ cho mang theo 100$ Singapore tương đương gần 1.700.000 đồng. Em nào đăng ký mua sim thì nộp thêm 1.050.000 đồng (tương đương 50$ Mỹ) nhưng trên thực tế các em chỉ được mua 1 sim giá 15$ Singapore = 255 ngàn đồng. Số tiền còn lại không thấy ai giải thích gì.”

Có điều đáng lạ là các phụ huynh cho biết họ đã đến hỏi nơi tổ chức “du học” từ mấy ngày trước nhưng không được giải đáp. Vậy mà khi phóng viên liên lạc với người có trách nhiệm của trung tâm thì nhận được một thái độ hết sức ngạc nhiên: “Chúng tôi không thấy phụ huynh kiến nghị gì. Nếu phụ huynh đến gặp chúng tôi thì sẽ có giải đáp. Thắc mắc nào cũng có trả lời. Chưa cần báo chí phải lên tiếng.”

Đã đắt, chẳng bổ ích, lại thiếu an toàn

Vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại nhất chính là sự an an toàn cho trẻ trong những chuyến du học hè này cũng được đặt ra.

Trẻ được bố trí ăn ở tại một khu chung, thường là 4-5 trẻ một phòng. Lứa tuổi tham gia trại cũng không tương đồng mà khá là chênh lệch, từ 8, 9 đến 15,16 tuổi. Do không quen biết nhau, lại cách biệt về tuổi, về lối sống, môi trường học tập, giáo dục nên những xích mích rất dễ xảy ra.

Đã nhiều trường hợp có xảy ra đánh lộn, lớn bắt nạt bé, lấy trộm đồ của nhau, thậm chí cũng đã có trường hợp các anh ép các em bé “cho mượn” đồ rồi không trả.

Ngay cả những xích mích nhỏ, cũng có thể gây hậu quả khó lường, như trường hợp của Hoàng 10 tuổi. Hoàng nhỡ tay gạt đổ cà phê của một anh học lớp 10 vào quần anh đó. Anh đó sừng sộ túm cổ áo Hoàng, lôi xềnh xệch ra một chỗ, bảo: “Tao cũng nhỡ tay thả mày xuống hồ thì mày nghĩ thế nào. Các bạn khác phải chạy đi gọi thầy cô về giải quyết.”

Phụ huynh của em Hoàng đã đặt ra câu hỏi: “Vậy có hay không sự an toàn cho các con? Đây được quảng bá là một chương trình mang tính giáo dục cao mà lại đầy rẫy bạo lực như thế này?”

Lẽ ra các Trung tâm khi tổ chức cần có sự “sàng lọc,” để có sự tương đồng cho môi trường giáo dục và vui chơi cho trẻ từ trình độ ngoại ngữ, đến lứa tuổi, cách ứng xử…

Các trung tâm cần phải có huấn thị cho các cháu ý thức cộng đồng là yêu thương nhau, lớn bảo bọc đỡ đần bé, bé ngoan ngoãn vâng lời người lớn. Nhưng thực tế các Trung tâm rất cần khách, đối tượng nào có tiền đều được tham gia, bởi chương trình là một trong những kênh kinh doanh (business), đem lại lợi nhuận cao. Do vậy sẽ có nhiều em thiếu sự giáo dục của gia đình, sống tự do, buông thả, hư hỏng cũng sẽ được tham gia… ảnh hưởng không tốt đến các trẻ còn nhỏ, chưa va vấp… một phụ huynh nói thẳng.

Vấn đề ở đây là câu chuyện này không chỉ dừng ở một trung tâm, một đơn vị nào tổ chức cho trẻ đi du học hè nào mà cần báo động để nêu cao trách nhiệm của nhà tổ chức khi việc họ làm là mang tính giáo dục và ảnh hưởng đến tâm lý, cách tiếp nhận cuộc sống của trẻ trong những lần đầu gia nhập với thế giới lớn.

Các bậc cha mẹ cũng qua đó mà cảnh giác với tình trạng từ lời giới thiệu đến thực tế là một trời-một vực, để tránh tiền mất, mà mua lại sự lo lắng và những “hệ lụy” không mong muốn.

Nên chăng, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa trẻ du học hè cũng cần có rà soát lại cũng như có quy định và kiểm chuẩn cụ thể cho hoạt động tổ chức du học đang khá tràn lan hiện nay./.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí