HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học hè cho trẻ em: “Mua” sự lo lắng giá cao?

du hocBỏ tiền cho con để có nhiều kiến thức thì không bậc phụ huynh nào tính toán. Lợi dụng tâm lý này, nhiều trung tâm Tiếng Anh lớn tại Việt Nam đã liên kết với các đối tác nước ngoài “mời chào” nhiều bậc phụ huynh đưa con sang học tập tại các nước trong khối ASEAN trong thời gian nghỉ hè. Tuy nhiên, bỏ gần 30 triệu đồng trong 7 ngày cho con đi du học hè, nhưng các bậc phụ huynh lại “mua” vào sự bực mình, cùng tâm lý bất an. Điều đáng nói, hình thức này lại không được các cơ quan chức năng quản lý.

“Nói một đằng, làm một nẻo”

Được quảng bá trên trang web, cùng các tờ áp phích đến tận tay các bậc phụ huynh với những dòng quảng cáo rất hấp dẫn như: “Sẽ mang đến chương trình học tiếng Anh rất bổ ích. Các em sẽ được hòa nhập trong môi trường học tập hoàn toàn bằng Tiếng Anh qua các buổi học trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa”. Các Trung Tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam như Clever Learn, Language Link… chính là các đầu mối từ phía Việt Nam gửi đến tận tay các bậc phụ huynh. Các trung tâm này tập trung các em học sinh có nhu cầu đi du học hè lại, rồi sẽ kết hợp với đối tác SSB bên đầu cầu Singapore để thực hiện chương trình. SSB (Stamford School Eduhub) chính là đối tác bên Singapore của các trung tâm Tiếng Anh. Chính từ tin tưởng uy tín của các trung tâm Tiếng Anh lớn tại Việt Nam, nên nhiều bậc phụ huynh đã rút hầu bao với mức giá “khá cao” để đăng ký cho con mình du học hè tại Singapore với mong muốn con mình sẽ có thêm nhiều kỹ năng sống, cũng như kiến thức về ngoại ngữ.

Một chuyến đi do Language Link tổ chức thường có trên dưới 60 em tham gia được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm trên dưới 20 em và có 1 thầy/cô trông coi, chăm sóc. Trong 2 tháng 6 và 7-2011, trung tâm này đã tổ chức 3 đợt đi như vậy, bao gồm chương trình 1 tuần đi Singapore hoặc chương trình 2 tuần cho cả Singapore và Malaysia. Theo quảng cáo, thì các em được ở khu nghỉ dưỡng với nhiều tiện nghi cao cấp, phòng ốc rộng, sang trọng, có bể bơi. Tuy nhiên trên thực tế, các em bị “nhồi nhét” khi phòng kê tới 3 cái giường cho 5 em (trong khi quảng cáo là 3-4 em/phòng), cùng với việc hoàn toàn không được bơi ở bể như đã hứa…

Một vị phụ huynh cho biết, khi tham gia chương trình, các em được phát một thẻ, có nội dung viết bằng tiếng Anh như sau: Con muốn về City Beach Resort… (địa chỉ nơi các em ở). Hoặc trong trường hợp khẩn cấp, làm ơn gọi… (tên và số điện thoại của phụ trách). “Như vậy, có khác gì con chúng tôi là kẻ câm điếc, trong khi mục đích của chuyến đi là để học tiếng Anh”.

Học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”

Trên thực tế, trong chuyến đi các em hầu hết là đi chơi và tham quan, còn việc học tập như quảng cáo thì “chẳng thấy đâu”. Việc liên quan đến học duy nhất là trong chương trình là các em được giao sáng tác ra một vở kịch bằng tiếng Anh, tự tập với nhau, rồi tự trình diễn theo nhóm, nhóm nào nhất thì được nhận phần thưởng.

Chị Hoàng Hằng (Tây Hồ, Hà Nội) đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là hình thức bán tour du lịch giá cao?. Trong khi, nếu là mua, bán tour thì các bậc phụ huynh bị lừa vì đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn, gấp hơn 2 lần so với chi phí tự thực hiện. Giá được Language Link đưa ra là 25 triệu cho 1 tuần đi Singapore và 2 triệu cho phía công ty làm hồ sơ. Trong khi đó, giá tour của chuyến đi du lịch Malaysia-Singapore theo lịch trình 7 ngày 6 đêm được các công ty du lịch chào bán là 650USD/khách”. Khi chúng tôi đem những thắc mắc trên đến hỏi bà Oanh, đầu mối nhận hồ sơ từ các bậc phụ huynh của Trung tâm tiếng Anh Language Link thì nhận được câu nói thản nhiên: “Chúng tôi chỉ làm dịch vụ”.

Điều đáng nói, mặc dù tình trạng các trung tâm Tiếng Anh vẫn tổ chức, “mời chào” cho các em đi học hè tại các nước khác, nhưng đến nay hoàn toàn không có một cơ quan quản lý Nhà nước nào đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này. Trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Phạm Chí Cường, phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo-đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay, hình thức này Bộ không quản lý, bởi đây là hình thức kinh doanh dịch vụ. Do đó, bên kinh doanh dịch vụ (các trung tâm Tiếng Anh) có liên kết với các đối tác ở nước ngoài nên tổ chức cho đi theo giấy phép kinh doanh đã được cấp phép”.

Như vậy, chẳng có cơ quan nào chịu trách nhiệm mà đơn thuần chỉ là hình thức kinh doanh dịch vụ. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để trấn chỉnh hoạt động du học “ngắn ngày” trá hình này.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí