Học tiếng Đức để giao tiếp có thể không khó, nhưng học tiếng Đức để sử dụng tại giảng đường lại trở thành một thách thức với những du học sinh bởi những từ vựng hoàn toàn mới. Dưới đây là những điều quan trọng dành cho những sinh viên mới sang Đức du học.
1. AstA
AstA là tên viết tắt của các tổ chức nằm trong các khuôn viên trường đại học dành cho các sinh viên Đức. Mỗi năm, thành viên của tổ chức này được bầu cử bởi hộ sinh viên, và thông thường những người được bầu sẽ tham gia những đảng phái chính trị. Mục đích của họ là tạo cơ hội tham gia tiến trình chính trị vì nó có sự ảnh hưởng của các trường đại học hoặc các trung tâm thông tin.
2. Audimax
Audimax là giảng đường lớn nhất của một trường đại học. Nó có thể được dùng cho những bài giảng về truyền thống, nơi tổ chức sự kiện hoặc hội thảo khác.
3. Block seminars
Thông thường, các bài giảng hoặc hội thảo sẽ được diễn ra liên tục hàng tuần của một học kỳ. Blockverantstaltungen hay “block seminars” là một bài giảng được trình bày cùng một lúc trong thời gian ngắn vào ngày cuối tuần hoặc những ngày liên tiếp của một kỳ học.
4. Campus
Hầu hết các trường đại học trên thế giới đều được sắp xếp thành khu vực các trường nằm kề nhau. Khu vực này gọi là khu campus. Các trường đào tạo khác nhau của Đức thường được phân bố rải rác ở khắp thành phố, đặc biệt là những ngôi trường cũ.
5. Credit points
Credit points trong tiếng Đức gọi là Leistungspunkte. Điểm này được trao cho những sinh viên hoàn thành những yêu cầu nhất định của một chương trình học và nếu tích được nhiều điểm thì sinh viên được đánh giá cao hơn một bậc so với sinh viên khác. Một Credit points được thưởng tương ứng với 30 giờ làm việc.
6. c.t. (cum tempore) / s.t. (sine tempore)
Những từ viết tắt được in bên cạnh danh sách khóa học hoặc sự kiện của các trường đại học để chú thích thời gian bắt đầu. Viết tắt c.t. có nghĩa là sự kiện bắt đầu sau 15 phút so với thời gian niêm yết. Trong khi đó ký hiệu s.t. là sự kiện bắt đầu chính xác tại thời điểm công bố. Một bài giảng bắt đầu lúc 10:00 c.t. có nghĩa là bài giảng sẽ bắt đầu lúc 10:15 và nếu một bài giảng bắt đầu lúc 8:30s.t thì có nghĩa sẽ bắt đầu vào lúc 8:30.
7. Exmatrikulation
Vào mỗi đầu học kỳ, sinh viên phải chính thức đăng ký tại trường đại học. Những người không ghi danh vào thời hạn cuối cùng có nguy cơ bị loại bỏ khỏi danh sách sinh viên (Exmatrikulation) và phải ghi danh ở nơi khác. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, sinh viên cũng phải chính thức thông báo cho trường đại học và được gọi là exmatrikuliert.
8. Fachschaft
Fachschaft là một tổ chức sinh viên ở cấp nhỏ hơn so với hội sinh viên của trường. Họ tổ chức những sự kiện đại diện cho quyền lợi của sinh viên cùng khoa và cung cấp những thông tin, giúp đỡ những sinh viên năm đầu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
9. Fakultaet
Fakultaet gần giống với từ tiếng Anh “faculty” có nghĩa là khoa. Hầu hết các trường đại học đào tạo nhiều khoa khác nhau: triết học, y học, toán học,.. Mỗi khoa lại chia ra làm các bộ phận giảng dạy nhỏ hơn. Trong đó mỗi bộ phận sẽ có những giáo sư phụ trách gọi là Lehrstuehle.
10. Grundstudium / Hauptstudium
Đối với các chương trình đào tạo như pháp luật chưa được chia ra thành hệ Cử nhân và Thạc sĩ, chương trình học sẽ chia thành các Grundstudium và Hauptstudium. Chương trình sẽ tập trung vào những vấn đề cơ bản của ngành học và sau đó sẽ cho phép sinh viên đăng ký những vấn đề nghiên cứu chuyên sâu.
11. Help (Trợ giúp)
Sinh viên nước ngoài đặc biệt là sinh viên đến từ các nước Châu Á thường gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hệ thống đại học của nước Đức. Ngoài trở ngại về mặt ngôn ngữ, sinh viên nước ngoài còn gặp những khó khăn khi phải độc lập về thời gian học tập và nghiên cứu tại Đức.
Vấn đề tài chính cũng dẫn tới tỷ lệ bỏ học cao đặc biệt đối với sinh viên nước ngoài. Có một số chương trình định hướng và nguồn lực giúp đỡ các sinh viên này từ các trung tâm tư vấn tại các trường đại học. Ở đó, du học sinh có thể nói chuyện cởi mở với các tư vấn viên chuyên nghiệp và cuộc nói chuyện được giữ bí mật.
11. Job seekers (Tìm việc làm thêm)
Đối với du học sinh muốn tìm một công việc bán thời gian trong suốt thời gian nghiên cứu học tập tại Đức có thể tìm một vị trí thích hợp tại AsTA. Các công ty và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có thể để lại những thông tin về công việc, thời gian và liên lạc. Những công việc này sẽ được cung cấp tới những sinh viên quan tâm.
12. Leistungsnachweis / Schein
Những người hoàn thành một khóa học hay hoạt động tài trợ của trường đại học có đủ điều kiện nhận được một chứng nhận đã tham gia vào phong trào đó được gọi là Leistungsnachweis hoặc một Schein. Schein sẽ ghi tên của khóa học, tình thần học và điểm số tín dụng nhận được.
13. Matrikelnummer
Mỗi sinh viên nhận được một Matrikelnummer (số trúng tuyển) khi ghi danh. Nó được coi như số nhận dạng của sinh viên.
14. Mensa
Mensa là quán ăn tự phục vụ dành cho sinh viên, nơi sinh viên có thể thưởng thức những bữa ăn đầy đủ mà không mất nhiều tiền. Hầu hết các trường đại học lớn đều có Mensa và sự đa dạng của bữa ăn tương ứng với số sinh viên ghi danh để được phục vụ. Các trường đại học tư nhân nhỏ thường không có Mesan.
15. Module
Một Module là một loạt các khóa học đặc biệt liên quan đễn chủ đề kết thúc với một kỳ thi duy nhất. Mối khóa học của 1 Module đáp ứng một quy định về thời gian, được biết đến ở Đức với tên gọi Semesterwochenstunden (SWS). Cụm từ “2WS” có nghĩa là khóa học đáp ứng hai phân đoạn 45 phút học kéo dài 1 giờ mỗi tuần, hay khoảng 30 giờ cho mỗi học học kỳ. Hoàn thành một mức độ nào đó thường đòi hỏi phải hoàn thành một số lượng cụ thể của Semesterwochenstunden.
16. Reregistration
Những sinh viên muốn tiếp tục đăng ký nghiên cứu sau học kỳ đầu tiên phải đăng ký lại sau mỗi học kỳ. Thông thường phải trả học phí và lệ phí khác đầy đủ cho một reregistration. Tuy nhiên, những người bỏ lỡ không đăng ký trong thời hạn quy định thì bị loại khỏi danh sách sinh viên.
17. Rigorosum
Rigorosum là thi vấn đáp đi kèm với việc hoàn thành một luận án tiến sĩ. Đó là điều kiện tiên quyết để nhận được học vị tiến sĩ.
Schwarze Bretter
Ngay cả thời đại của Facebook và Web 2.0, các trường đại học vẫn còn sử dụng một bảng thông báo lớn Schwarze Bretter, nơi sinh viên có thể đặt quảng cáo tìm bạn ở cùng, bán sổ sách, giáo trình hoặc cuộc họp câu lạc bộ….
18. Semester
Mỗi năm học của Đức thường được chia làm hai học kỳ. Các học kỳ mùa hè thường học từ tháng tư đến tháng chín. Học kỳ mùa đông thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.
19. Semester ticket
Sinh viên được nhận một vé Semester ticket cho phép họ sử dụng tất cả các phương tiện vận tải công cộng địa phương với mức phí rẻ. Lệ phí Semester ticket được trả cùng với học phí trong các học kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường đều cung cấp loại vé này.
20. Seminars
Seminars là những buổi thảo luận khác nhau mà tại đó, giảng viên không dùng thời gian để nói chuyện. Thay vào đó, sinh viên tích cực chủ động cho buổi thảo luận bằng cách trình bày câu hỏi, ý kiến của mình. Buổi thảo luận thường hạn chế số lượng người tham gia để đảm bảo mọi sinh viên đều được phát biểu tại buổi thảo luận.
Cập nhật các thông tin mới nhất về các chương trình đào tạo tại Đức với Amec:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Công ty tư vấn du học và đào tạo Âu Mỹ (Amec)
Facebook: https://www.facebook.com/duhocduc360
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388