Du học Đức – Sự khác nhau giữa Universität (Uni, TU) và Fachhochschule (FH)
Tại Đức có hai loại Cơ sở Đào tạo Đại học khác nhau quan trọng: Universität (Uni, TU) và Fachhochschule (FH).
Các Trường Đại học Tổng hợp (Uni), Tổng hợp Kỹ thuật (TU) và Đại học Khoa học Ứng dụng (FH) đều “đồng giá trị”, nhưng “khác hình thức”, các điểm tương phản nổi bật nhất được liệt kê sau đây:
Universitäten | Fachhochschulen | |
Số lượng |
177 |
176 |
Nhiệm vụ | Đào tạo và Nghiên cứu chiếm tỷ trọng như nhau | Ưu tiên cho Đào tạo, ngoài ra Nghiên cứu Ứng dụng, Tư vấn |
Số Sinh viên trung bình | 15.000 | 4.000 |
Các Ngành Đào tạo | Tất cả các Ngành | Chủ yếu các Ngành Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Quản trị, Xã hội, Tạo mẫu |
Thời gian Đào tạo | 4 – 6 năm | Thường 4 năm, trong đó 0,5 – 1 năm Thực tập |
Đặc điểm Đào tạo | Nặng về Lý thuyết, tự chọn các Môn trọng tâm, Luận văn Tốt nghiệp mang tính Nghiên cứu | Thiết thực hơn, chia theo năm học, xen kẽ các khóa Thực tập, kiểm tra định kỳ, Luận văn Tốt nghiệp về các chủ đề thực tiễn |
Bằng cấp | Diplom, Magister, Staatsexamen, Bachelor, Master |
Diplom (FH) Bachelor, Master |
Nghiên cứu sinh | Được | Không (ngoại trừ nếu thông qua Universität) |
Điều kiện để được giảng dạy | Tiến sĩ Khoa học hay những thành tích Khoa học tương tự | Tiến sĩ và 5 năm kinh nghiệm với thành tích xuất sắc |
Thời gian giảng dạy trung bình của Giảng viên | 6 – 8 tiếng/tuần | 14 – 18 tiếng/tuần |
Nghiên cứu | Nhiệm vụ được chia đều giữa Trường Đại học và các Giáo sư, ưu tiên Nghiên cứu Cơ bản | So với Giảng dạy, nhiệm vụ Nghiên cứu không cao bằng, Nghiên cứu Ứng dụng và Tư vấn |
Tại Đức, trong các Ngành Xã hội gần 85% Thạc sĩ Tốt nghiệp Đại học từ các Fachhochschulen, trong các Ngành Khoa học Kỹ thuật là hơn 55% còn Ngành Kinh tế là hơn 45%.
Một thực tế khác
- Chỉ Học sinh Tốt nghiệp Trung học với bằng Abitur (allgemeine Hochschulreife hay fachgebundene Hochschulreife), mới được xin nhập học vào các Trường Đại học Tổng hợp (Universitäten) hay Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật (Technische Universitäten), còn Học sinh Tốt nghiệp Trung học với bằng Fachabitur (Fachhochschulreife) chỉ được xin nhập học vào các Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschulen)
- Khi học Dự bị Đại học (Studienkolleg) của các Trường Đại học Khoa học Ứng dụng thì sau khi Tốt nghiệp thành công (Feststellungsprüfung – FSP) chỉ được nhập học vào các Fachhochschulen thôi, ngược lại, khi học Dự bị Đại học của các Universitäten hay Technische Universitäten thì được nhập học vào tất cả các Universitäten, Technische Universitäten và Fachhochschulen sau khi thi thành công Feststellungsprüfung
- Các Fachhochschulen nhiều khi yêu cầu một chứng chỉ xác nhận Thực tập vì các đối tượng chính học Fachhochschule thường là những người có tay nghề, đã hoặc đang làm việc và muốn nâng cao trình độ Khoa học của bản thân để ứng dụng vào thực tế hàng ngày. Chính vì vậy, chương trình giảng dạy tại Fachhochschulen chặt chẽ và có rút ngắn hơn so với các Universitäten hay tương đương
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388