HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Du học báo chí Nga thực hành như thế nào?

Hãy cùng xem các bạn du học sinh Việt  Nam năm nhất Khoa báo chí, Đại học Kĩ thuật Tổng hợp quốc gia Irkutsk – ngôi trường lớn nhất vùng Đông Siberia đã có những buổi thực hành đầu tiên ấn tượng và đáng nhớ như thế nào nhé!

Nơi chúng tôi đến không phải là những danh thắng, các địa danh lịch sử mà chính là những bảo tàng.Bảo tàng Truyền thông: Khâm phục cách gìn giữ lịch sửĐiểm đến đầu tiên trong chuyến thực hành của chúng tôi là bảo tàng truyền thông (Музей Cвязи), rất phù hợp với chuyên ngành chúng tôi theo học. Trong một diện tích khá khiêm tốn của ngôi bảo tàng ra đời năm 1977 này, chúng tôi lần đầu tiên được nhìn tận mắt những hiện vật gần như còn nguyên vẹn của ngành truyền thông Nga nói riêng và của toàn thế giới. Đó là những con tem, những lá thư cũ kĩ, những hòm thư của nhiều thế kỉ về trước, hay mô hình của những đoàn tàu xuyên Siberia nối liền miền Viễn đông với các vùng khác của nước NgaCái tên Irkutsk ra đời từ năm 1661, đến năm 1698 thư từ đã có thể giao và nhận ở khắp vùng Siberia, và vào năm 1866, hệ thống điện tín đã bao phủ toàn Irkutsk và các thành phố phụ cận. Ngắm nhìn những hiện vật xuyên lịch sử, những hình ảnh về công việc sắp xếp, vận chuyển, giao nhận thư từ, bưu phẩm từ những ngày đầu, hay bảo đảm thông suốt liên lạc giữa hậu phương và tiền tuyến trong những năm tháng chiến tranh vệ quốc vĩ đại…, tôi mới cảm nhận được sự lớn lao trong công việc của những người làm ngành bưu chính ở đất nước rộng nhất thế giới này.Không chỉ được nghe giới thiệu về sự ra đời của những phát minh lớn trong ngành liên lạc như máy điện tín, máy in, radio, micro, máy ghi âm… chúng tôi còn như được quay về lịch sử khi nhìn thấy  hình dáng đầu tiên của điện thoại, ti vi – những thứ đã trở nên một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người.Vào năm 1892, người dân ở đây đã có thể sử dụng điện thoại công cộng, và hôm nay, đến bảo tàng, người ta vẫn còn được thấy những trạm điện thoại tự động, hoạt động với tiền xu, thẻ…. Những chiếc đài radio, chiếc tivi đen trắng của thời kì Xô Viết, từng là niềm mơ ước của biết bao người dân Việt Nam những năm 80-90 của thế kỉ trước, giờ đang hiện ra một cách chân thực và sống động trước mắt tôi – một chàng trai Việt Nam 22 tuổi.Và điều làm tôi ngạc nhiên nhất chính là sự phong phú cũng như độ nguyên bản của các hiện vật trong cái bảo tàng mang tính địa phương này. Các hiện vật ở đây, tuổi thọ của chúng có lẽ gấp 3-4 lần tuổi tôi, nhưng đến tận hôm nay vẫn còn hoạt động tốt.Đi một vòng bảo tàng,  câu hỏi lớn nhất đặt ra trong tôi là: Làm thế nào người Nga lại có thể lưu giữ và bảo quản những hiện vật tốt đến vậy? Mặc dù bây giờ ở Nga không còn sử dụng những thiết bị này nữa, nhưng tất cả hầu như còn nguyên vẹn, giống như thời kì thịnh hành của chúng. Có lẽ, bản thân các sản phẩm kĩ thuật của Nga vốn đã rất chất lượng, chính tư duy làm việc khoa học cũng như ý thức gìn giữ những gì thuộc về lịch sử cho thế hệ sau mới có thể làm được điều đó.Cầm trên tay những đoạn chữ ngắn in trên mẩu giấy gỗ được gõ từ chiếc máy điện tín mang tên CTA –M67 ra đời vào năm 1967 hay lắng nghe chiếc máy phát cũ kĩ giọng nói của Lê-vi-tan – phát thanh viên số một với giọng nói mang “linh hồn của quân dân Xô Viết” đã từng vang lên trên khắp đất nước vĩ  đại này cách đây 70 năm, quả là những cảm giác không thể nào quên.Bảo tàng khoáng sản: Cuộc sống đẹp từ những hòn đáChúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi cô giáo thông báo điểm đến tiếp theo của đợt thực hành là bảo tàng Khoáng sản (Mинеральный Музей), vì có vẻ như cái tên của nó không liên quan lắm đến ngành báo chí. Bảo tàng nằm ngay trong khuôn viên của trường chỉ mất chưa đầy năm phút đi bộ, chúng tôi đã có mặt ở đó.Và đúng như tên gọi của mình – đây thực sự là ngôi nhà của khoáng sản. Đá nói riêng, khoáng sản nói chung từ nhiều nơi, nhiều chủng loại, đặc tính…, ở Siberi, ở nước Nga hay ở nhiều nơi khác nữa đã “hội tụ” về đây, ngay trước mắt chúng tôi.Đã từng đến thăm những làng nghề đá nổi tiếng ở Việt Nam như Ninh Vân (Ninh Bình), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), hay thăm những mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ sắt ở Hà Tĩnh quê mình, đã từng thấy khá nhiều tác phẩm mỹ nghệ từ đá trên ở nhiều nơi, tôi vẫn không khỏi bị choáng ngợp trước quy mô cũng như sự phong phú của các hiện vật của bảo tàng này.Từ các mẫu khoáng sản  chứa các nguyên tố hóa học quen thuộc trong sách giáo khoa thời trung học như sắt, mangan, đồng… đến những vật liệu làm nên những đồ trang sức đắt đỏ như vàng, rubi…, những khối đá “lão thành” với tuổi đời hàng triệu năm hay chỉ mới sơ sơ … mấy chục nghìn năm, tất cả đã được người ta tìm kiếm, sưu tập và trưng bày tại đây.Trong khi các cô gái Nga say sưa với những loại đá màu, xanh, đỏ, lam, vàng… mà từ nó có thể chế tác thành những sản phẩm điêu khắc, mỹ nghệ tuyệt vời, tôi lại đặc biệt chú ý đến những bức tranh tuyệt vời bằng đá do tạo hóa gửi tặng. Mỗi mẫu đá ở đây, dù thô sơ, sần sùi, đơn giản hay được mài nhẵn, bóng loáng, tinh xảo đều toát lên cái “hồn” của nó, không chỉ là công sức, trí tuệ của những người sưu tầm, mà còn là tâm huyết, tình cảm của những người hướng dẫn viên đã nhiều năm gắn bó với bảo tàng.Đó có thể là kết quả trong những cuộc khảo sát, nghiên cứu của các giáo sư, nhà khoa học hay nhiều thế hệ sinh viên của trường, cũng có thể là những món quà tặng sau những chuyến đi…, và chính những hòn đá tưởng chừng rất “tầm thường” ấy lại làm nên nét đặc sắc bảo tàng.Trong khoảng thời gian hai tiếng đồng hồ, chúng tôi được giới thiệu rất nhiều hiện vật, tính chất, nguồn gốc cũng như những câu chuyện về chúng, về việc người ta đã tìm ra nó như thế nào. Nhìn những mẫu vật nhỏ như hạt cát đến những khối đá ngọc to bằng cái bàn, những mẫu khoáng sản đầy giá trị đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới hay những viên đá chỉ có ở Irkutsk, ở Baikal, ở Siberia này, chúng tôi bỗng nhiên thấy những hòn đá ở đây thật gần gũi và ý nghĩa.Cuộc sống xung quanh ta không chỉ đẹp ở những cánh rừng, những mặt hồ, những ngọn núi, mà chính từ những viên đá, những mẫu khoáng sản – chúng chính là tặng vật mà Trái Đất dành tặng cho con người. Đá có mặt ở khắp nơi, gắn với sống con người, và không chỉ làm đẹp cho con người, đá còn làm đẹp cho tâm hồn, làm đẹp cho cuộc sống. Và hôm nay, đến với bảo tàng này, thêm một lần nữa tôi cảm nhận được vẻ đẹp đó.Thực hành – Hơn một buổi họcHai chuyến đi vừa qua đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên, hơn cả ý nghĩa của một buổi học. Đó không chỉ là những kiến thức thu nhận tại bảo tàng, mà còn là ấn tượng về thái độ, phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học và đầy trách nhiệm của những người dân Nga, cũng từ những điều nhỏ nhất như việc xếp hàng, gửi đồ, giữ trật tự, chăm chú lắng nghê thuyết minh của các bạn trẻ…Tại thời điểm viết bài này, chúng tôi vẫn còn có thêm một buổi thực hành nữa trước khi kết thúc môn học. Lần tới, chúng tôi sẽ đến lần này là bảo tàng lịch sử của trường ISTU, nơi giữ lịch sử hơn 80 năm hình thành và phát triển của ngôi trường chúng tôi theo học. Với những chuyến đi như thế này, tôi tin chắc mình sẽ có thêm hiểu biết và trải nghiệm mới, về văn hóa, đất nước và con người Nga, cũng như những bài học thực tế đầy quý giá cho hành trình làm báo ở tương lai.Hoài Đảm

Theo: Dân Trí

 






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Từ khóa:

    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí