HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Điều dưỡng viên- 10 phẩm chất cần có

Cùng với sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay điều dưỡng cũng được phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn theo từng lĩnh vực trong hệ thống y tế. Sự phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng lĩnh vực chuyên sâu. Với một điều dưỡng viên giỏi, phẩm chất cá nhân là điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của mình. Vậy một điều dưỡng cần những phẩm chất nào? Cùng AMEC check xem các bạn đã có đủ 10 phẩm chất cần có chưa nhé!

1. Đáng tin cậy

Là một điều dưỡng viên, bạn cần luôn trung thực và tạo được cảm giác tin cậy cho người bệnh cần chăm sóc. Những người bệnh gần như phải phụ thuộc phần lớn cuộc sống hàng ngày vào bạn. Do vậy, một điều dưỡng viên với hồ sơ thể hiện được năng lực kinh nghiệm cùng động lực rõ ràng trong nghề sẽ tạo niềm tin tưởng cho người bệnh.

2. Sẵn sàng giúp đỡ

Người cao tuổi cũng như người bệnh luôn cần được giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, phẩm chất này là một trong những phẩm chất hàng đầu mà điều dưỡng viên cần có. Nhằm có thể hỗ trợ người thân chăm sóc người cao tuổi và người bệnh một cách tốt nhất.

3. Thân thiện

Thân thiện không những là phẩm chất cần có của một điều dưỡng viên mà nó còn cần thiết cho hầu hết tất cả các ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực y tế. Khi bạn thân thiện, nở một nụ cười hay dùng một ánh mắt thân thiện đối với người bệnh. Họ sẽ cảm thấy được gần gũi và an tâm hơn.

 

4. Kiên nhẫn

Trong công việc của một điều dưỡng, bạn sẽ có thể làm việc ở bệnh viện hoặc viện dưỡng lão. Những người bạn chăm sóc hàng ngày có thể là những cụ già. Mà người già thường rất khó tính, nhất là những người neo đơn. Cuộc sống nhàm chán tại các viện dưỡng lão càng khiến họ trở nên dễ cáu giận. Chính vì vậy, điều dưỡng viên cần rèn luyện được tính nhẫn nại trong công việc để luôn làm hài lòng người mình phục vụ. Sự kiên nhẫn không những giúp bạn vượt qua những khó khăn nhất thời. Mà về lâu dài còn giúp cải thiện các mối quan hệ, từ đó công việc cũng trở lên thuận lợi hơn.

5. Lạc quan

Người lớn tuổi đôi khi sẽ cảm thấy bất lực và khó chịu vì họ không còn có thể tự mình làm những công việc đơn giản hàng ngày một cách dễ dàng như trước đây. Nghệ thuật của người chăm sóc người cao tuổi là lạc quan, động viên người cao tuổi và làm cho họ có những ngày vui vẻ nhất có thể. Ngay cả một nụ cười khích lệ cũng có ích!

6. Cẩn thận

Để chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi hoặc người bệnh, bạn cần cẩn thận và tỉ mỉ trong từng động tác. Một số công việc như vệ sinh cá nhân đòi hỏi sự cẩn thận và nhẹ nhàng của đôi bàn tay. Họ hầu như phụ thuộc hết vào bạn, vì vậy để tránh gây thêm tổn thương hay đau đớn cho họ, bạn cần cẩn thận trong từng động tác chăm sóc.

7. Biết cách tổ chức

Là một điều dưỡng viên, bạn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy nên, đôi khi bạn cũng chính là người đưa họ đi mua sắm, đến gặp bác sĩ, nấu ăn… Điều này đòi hỏi bạn cần biết cách lên kế hoạch cho các công việc phải làm, đồng thời nắm rõ các lịch hẹn của người bệnh để đảm bảo mọi việc được thực hiện một cách trơn tru nhất.

8. Sự cảm thông

Đặc điểm công việc của một điều dưỡng viên là không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn chăm sóc cả tinh thần của người bệnh. Một điều dưỡng viên có tâm, có tầm phải là người hiểu được người bệnh. Từ đó chăm sóc người bệnh cả về sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, để làm được điều đó bạn cần phải lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với những bệnh nhân của mình. Hãy truyền cho họ niềm tin vào cuộc sống, vào y học để họ cảm thấy mỗi ngày được sống đều vô cùng ý nghĩa.

Bên cạnh đó, biết lắng nghe chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Không chỉ là điều dưỡng viên – bệnh nhân mà còn như bạn bè tâm giao, tri kỷ.

9. Tương tác

Ngoài khả năng lắng nghe, sự tương tác với người già – người bệnh của điều dưỡng viên cũng rất quan trọng. Một người điều dưỡng nên sẵn sàng cho nhiều hoạt động, chẳng hạn như đi bộ hoặc đi xem hòa nhạc. Hãy thiết kế những hoạt động ngoại khóa, hòa nhập xã hội để người mà bạn đang chăm sóc sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

10. Nghiêm túc, trách nhiệm

Người Đức luôn được biết đến bởi sự nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc. Chính vì vậy, điều dưỡng viên Đức cần phải học phong cách làm việc của người Đức.

Trên đây là 10 phẩm chất cần có của một điều dưỡng viên. Các bạn thấy mình đã có được bao nhiêu phẩm chất rồi? Nếu bạn đang có mong muốn được trở thành một điều dưỡng viên làm việc tại nước Đức tươi đẹp, hãy rèn luyện những phẩm chất này ngay từ hôm nay nhé!

Xem thêm:

Điều kiện du học nghề tại Đức 

Du học nghề Đức chỉ với bằng A2 – Việc làm lương từ 2400 Euro/ tháng trở lên

Có nên lựa chọn điều dưỡng Đức không?

Hãy đến ngay AMEC để được tư vấn chuyên nghiệp, tận tình nhất nhé!

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

 






 

Hoặc liên hệ Hotline:

  • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
  • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
  • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(*)

Có thể bạn quan tâm:

Tin du học nổi bật

Tin du học Mới Nhất

Đăng ký tư vấn miễn phí