Du học Phần Lan: Học tập, ăn uống, đi lại và những nơi vui chơi của các du học sinh tại Phần Lan sẽ khiến nhiều bạn phải cho vào danh sách những quốc gia tuyệt vời nhất đấy.Việc học tập
Giáo dục Phần Lan miễn phí cho tất cả các học sinh học bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Anh. Tuy nhiên để đi làm thêm, thì học sinh phải biết tiếng Phần Lan, vì hầu hết các công ty đều yêu cầu như thế để tiện giao tiếp.
Ở Phần Lan có khoảng 20 trường dạy học và 29 trường dạy nghề. Theo đó thì đa số trường đều không có kí túc xá, nên sinh viên phải thuê nhà ở ngoài. Thường tại mỗi thành phố đều có nhiều khu nhà dành riêng cho sinh viên, đó là một điều rất thuận tiện cho các bạn du học sinh.
Bạn Thanh Thùy, du học sinh Phần Lan cho biết: “Các khu nhà này giống chung cư ở Việt Nam vậy đó, căn của Thùy là có 3 phòng riêng, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng bếp. Mỗi sinh viên như vậy được thuê 1 phòng 1 người ở, giá khoảng 250 euro/tháng (tương đương 7.5 triệu đồng)”.
Nếu ở các nước khác, sinh viên phải “vật lộn” để được vào ở ký túc xá thì tại Phần Lan không cần phải vậy, chất lượng nhà riêng không chênh lệch là mấy, giá cả cũng tương đương. Nên thường du học sinh sang Phần Lan đều lựa chọn chỗ ở trước khi nhập học.
Ăn uống
Đi học xa nhà thì chuyện ăn uống như thế nào nhỉ? Không biết các bạn du học sinh Việt Nam của chúng ta làm gì để đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân?
Hoàng T (18 tuổi) cho biết: “Mình thường mua đồ về nấu ăn, thịt gà được ưu tiên vì rất rẻ, chỉ có 2 euro/kg (53 nghìn đồng), thịt heo thì đắt hơn 6 euro/kg (160 nghìn đồng), thỉnh thoảng mình mua thịt bò với 8 euro/kg (213 nghìn đồng) và cá 11 euro/kg (292 nghìn đồng). Tụi mình còn hay mua rau củ, tuy nhiên rau củ toàn đậm “chất Tây”, khó kiếm các loại rau ở vùng châu Á mình lắm”.
Trần Thành (20 tuổi) chia sẻ: “Mình thích ăn ở can-tin hơn, khoảng 1,6 euro/suất (42 nghìn đồng) ăn trưa bởi nó khá hợp khẩu vị với mình. Nhưng với mình thôi nhé! Đa phần dân châu Á qua không hợp khẩu vị lắm đâu. Mình cũng ít nấu ăn nên hay ăn ngoài cho tiện. Còn loại đồ ăn mình thấy đặc biệt hơn các nước châu Âu khác là có hesburger (đại loại là 1 loại hamburger của Phần Lan). Mình cũng hay uống sữa, chỉ có 1 euro/lít (26 nghìn đồng) mà lại rất nguyên chất, giữ được lâu”.
Di chuyển, giao thông
Ở đây hầu hết sinh viên đều đi xe đạp để phù hợp với một số địa hình dốc. Tất nhiên với những sinh viên có điều kiện có thể đi xe hơi như thường. Một phần do xe bus ở đây khá mắc (khoảng 50 euro/tháng (1.3 triệu đồng) – đã giảm một nửa cho sinh viên).
Cát Tường (19 tuổi) cho biết: “Mặc dù giá xe bus khá mắc nhưng lên một lần là mê liền, các xe rất sạch, gọn gàng, đường phố ở đây cũng vô cùng quang đãng và đẹp. Mình rất thích đi xe bus để đi dạo thành phố”.
Những nơi vui chơi giải trí
Tất nhiên sau những giờ học căng thẳng, việc vui chơi giải trí cũng rất được ưu tiên. Chủ yếu ở Phần Lan có các bar, mùa lạnh như thế này thì có trượt tuyết, ở vùng Iapland (gần Bắc Cực) thì có cả cưỡi tuần lộc, câu cá dưới băng (nghe cứ như người Eskimo các bạn nhỉ).
Ở đây cũng có một kiểu nhà truyền thống của Phần Lan, khoảng 150 euro/ngày (~4 triệu đồng) và nấu nướng, ăn chơi như kiểu lều trại của chúng ta ở Việt Nam ấy.
Các du học sinh Việt Nam thường hay tụ tập cuối tuần, mở party và tiệc nướng ăn chung (do hầu như các khu có một lò nướng ngoài trời để mọi người dùng chung) và cùng chia sẻ cuộc sống xa gia đình với nhau.
Theo: Kenh14
Hoặc liên hệ Hotline:
AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
Cho em hỏi thi đại học ở phần lan có khó lắm ko ạ??? bạn em bảo rằng sang đó phải thi toán lí hoá chứ không chấp nhận toán văn anh ??? Vậy là như nào ạ
Cho em hỏi thi đại học ở phần lan có khó lắm ko ạ??? bạn em bảo rằng sang đó phải thi toán lí hoá chứ không chấp nhận toán văn anh ??? Vậy là như nào ạ