HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

Cuộc sống khốn khó của sinh viên Việt sau động đất

du hocThoát khỏi trận động đất kinh hoàng, nhiều sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, lương thực… Nhiều du học sinh về Việt Nam nghỉ xuân đã hủy hoặc dời lịch bay trở lại Nhật.

Học tập ở Nhật Bản được 3 năm, từng không ít lần chứng kiến cảnh động đất, nhưng khi nhắc tới trận động đất ngày 11/3 vừa qua, sinh viên Nguyễn Minh Tuấn (ĐH Tsukuba, tỉnh Ibaraki, cách tâm chấn động đất là thành phố Sendai khoảng 200 km) vẫn chưa hết sợ hãi.

“Hôm đó em tưởng mình chết luôn rồi. Chưa bao giờ em thấy rung lắc mạnh và dài đến thế, đứng còn không vững. Động đất em gặp suốt, như cơm bữa ấy nhưng bữa cơm nào cũng như hôm trước chắc em về nước luôn”, Tuấn hóm hỉnh kể lại.

Sau động đất là dư chấn liên tục, vài chục phút mặt đất lại rung lắc một lần nên Tuấn và các bạn hầu như không ngủ được. “Đang nằm, chỉ cần thấy rung là phải mở mắt ra xem, nếu rung mạnh thì mới chạy ra ngoài còn bình thường thì bọn em cứ nằm đấy bởi chạy nhiều mệt lắm, ra ngoài trời lại rét nữa”.

Hai ngày sau thảm họa, mạng điện thoại hỏng và nghẽn càng khiến bạn bè và người thân của các sinh viên ở Nhật Bản sốt ruột. “Khi điện thoại nhận được chút sóng cũng là lúc hàng chục cuộc gọi nhỡ dồn dập báo về. Em vội nhấc máy gọi để thông báo cho gia đình biết tình hình”, Tuấn nói.

Ảnh:
Đồ đạc trong phòng của lưu học sinh ở Tsukuba bị xáo trộn sau trận động đất. Ảnh: Facebook của Wii M Amit.

Cũng giống như Tuấn, 47 sinh viên Việt Nam tại Tsukuba hiện đều an toàn sau cơn địa chấn. Cuộc sống đang dần ổn định trở lại, tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay mà những người ở vùng bị nạn đang phải đối mặt chính là sự thiếu nước uống, lương thực, thực phẩm và điện bị cắt luân phiên.

“Nước hiện là thứ khan hiếm nhất. Nếu ra siêu thị mua, họ chỉ bán cho mỗi người một chai nước trắng loại nửa lít. Nước uống còn không có nên việc rửa mặt, hay tắm giặt hiện quá là xa xỉ. Ba ngày rồi em mới đánh răng được có một lần”, cậu sinh viên 26 tuổi chia sẻ qua công cụ chat Yahoo Messenger.

Vài ngày nay, một số cửa hàng, siêu thị ở Tsukuba đã mở cửa trở lại nhưng trong tình trạng thiếu hàng trầm trọng, và chỉ bán giới hạn cho mỗi người. Vì vậy, trước cửa các khu vực này luôn thấy cảnh từng đoàn người xếp hàng dài, nhích từng bước để chờ đến lượt.

Nhưng Tuấn cho hay, những ngày này, người dân Nhật Bản tỏ ra rất bình tĩnh, không chút hoảng loạn và luôn làm theo các chỉ dẫn của nhà chức trách. Và dù thiếu thốn đủ bề nhưng họ vẫn đối xử với người nước ngoài rất tốt.

“Lương thực, nước uống khan hiếm nhưng giá cả lại không leo thang bởi ở bên này nếu tự ý tăng giá thì chỉ còn nước phá sản. Thậm chí, có người đi mua hàng, không đủ tiền để trả, người bán hàng còn bảo không có đủ cũng không sao”, Tuấn nói.

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ trong cơn đại địa chấn, Tuấn kể: “Hôm trước, được ban quản lý ký túc xá phát cho 2 nắm cơm, em ăn một nắm và để dành phần còn lại cho ngày hôm sau. Nhưng đến bữa sau, đang chuẩn bị ăn thì thấy có bạn hai ngày rồi vẫn chưa có gì vào bụng thế là em lại nhường nắm cơm ấy, dù mình cũng đang rất đói”, Tuấn nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ.

Ảnh:
Người dân xếp hàng lấy nước uống ở Tsukuba. Ảnh: Facebook của Nguyen Le Ai Vinh.

Do đang kỳ nghỉ xuân nên có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản về nước. Trước nạn động đất, sóng thần, hàng trăm sinh viên đã đăng ký vé máy bay trở lại Nhật đều tự động hủy hoặc dời ngày đi.

Hoàng Xuân Hải Đức, sinh viên ĐH Nagoya cho biết, kỳ nghỉ của cậu kéo dài từ đầu tháng 2 cho đến hết tháng 3. Đức đã lấy vé máy bay đến Nhật vào thứ tư tuần này. “Tuy nhiên, khi động đất, sóng thần và nhất là nổ ở nhà máy điện hạt nhân liên tiếp xảy ra, bố mẹ em bắt phải hủy vé, đợi ổn định rồi mới sang”, Đức chia sẻ.

Còn Mai Ngọc Anh Vũ (ĐH Tohoku, thành phố Sendai) dự định tối 14/3 phải bay sang Nhật để kịp nhập học nhưng nhận thấy giao thông ở Nhật Bản chưa thông suốt, nếu bay có thể sang Nhật, nhưng không thể đến được Sendai, Vũ đã quyết định hủy chuyến, ở nhà làm nhiệm vụ kết nối thông tin cho nhóm lưu học sinh ở Sendai.

“Hiện hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại thành phố đã Sendai liên lạc với nhau qua mail group. Em ở nhà để giúp mọi người tổng hợp và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để thông báo cho gia đình một số thành viên ở trong nước”, Vũ cho hay.

Vũ chia sẻ, hiện có khoảng 50 sinh viên ở Sendai, theo danh sách hội viên cập nhật cuối năm ngoái thì đã liên lạc được tất cả mọi người. Điện, hệ thống di động cũng bắt đầu ổn định nên liên lạc đã dễ hơn. Theo những thành viên đã liên hệ được, phòng trọ tạm thời chưa có thiệt hại gì đáng kể.

“ĐH Tohoku vừa thông báo nhập học muộn vào cuối tháng tư thay vì ngày 1/4 như mọi năm. Các lưu học sinh Việt Nam ở tản mát cũng đã tập trung về một chỗ để tiện cho việc di chuyển”, Vũ nói.

Vũ vui vẻ thông báo, theo thông tin từ các lưu học sinh ở Sendai, hiện hàng cứu trợ đã đến, mọi người không thiếu thức ăn và nước, hệ thống điện, ATM đã hoạt động trở lại, còn hệ thống gas hy vọng sẽ được khôi phục trong vài ngày nữa.

“Mọi thông tin liên lạc hiện đều thông qua Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, mọi người chưa nhận được liên lạc, hỗ trợ nào từ phía cơ quan quản lý du học sinh cũng như đại sứ quán. Sinh viên Indonesia tại Sendai đã được di chuyển lên Tokyo do sự đàm phán và liên hệ giữa Chính phủ 2 nước. Chúng em đang mong nhận được hỗ trợ tương tự từ Đại sứ quán Việt Nam”, Vũ mong mỏi.

Ảnh
Nơi sơ tán của các sinh viên Việt Nam ở Tsukuba. Ảnh: Facebook của Wii M Amit.

Dù không nằm ở tâm chấn nhưng anh Đỗ Văn Trung, cán bộ quản lý lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, văn phòng của Bộ GD&ĐT Việt Nam tại Tokyo cũng bị thiệt hại về vật chất, trang thiết bị, tài liệu. Tất cả đồ đạc đều ngổn ngang khắp phòng như một bãi chiến trường.

“Chúng tôi rơi vào tình trạng hoảng loạn thực sự ngay sau cơn rung lắc mạnh ban đầu, rồi cố gắng chạy ra ngoài, trấn tĩnh, sau đó chạy một mạch vào tòa đại sứ quán ở cách đó khoảng một km”, anh Trung thông tin qua email.

Ngay sau đó, Vvăn phòng Bộ đã cố gắng liên lạc với các gia đình trong nước và đầu mối lưu học sinh ở Nhật nhưng không thể được vì hệ thống thông tin không hoạt động. Vài ngày nay văn phòng đang gửi email đi khắp nơi và nhờ người Nhật Bản liên lạc, cung cấp thông tin để nắm được và có phương án giúp đỡ lưu học sinh.

Tạp chí Times Higher Education (THEM) của Anh ngày 10/3 vừa công bố danh sách xếp hạng 100 trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới, trong đó châu Á có 15 đại diện.

Theo kết quả thăm dò ý kiến của 13.388 giảng viên đại học tại 130 nước, trường Đại học Tokyo của Nhật Bản là đại diện duy nhất của châu Á nằm trong top 10 (vị trí thứ 8). Tiếp theo là trường Đại học Kyoto (cũng của Nhật Bản) – thứ hai tại châu Á và thứ 18 trên thế giới.

Một trường đại học khác của xứ sở mặt trời mọc là Đại học Osaka cũng được xếp hạng ở vị trí thứ 50.

Quốc đảo Singapore có hai đại diện ưu tú là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang, lần lượt đứng thứ 27 và 95 trong top 100.

Trong khi đó, ba trường đại học danh tiếng của Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa, Đại học Hong Kong và Đại học Bắc Kinh cũng được vinh danh trong danh sách này với các vị trí 35, 42 và 43.

Ngoài ra, một số trường đại học khác ở châu Á cũng được xếp hạng là Đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc và một số trường khác của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.

“Ngôi vương” top 100 trường Đại học danh tiếng nhất thế giới thuộc về Đại học Havard (Mỹ), tiếp đến là Đại học Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và Đại học Cambridge (Anh).

Mỹ có tổng cộng 45 trường đại học học lọt vào danh sách này, trong khi Anh có hơn 10 trường.

THEM cũng xếp hạng top 6 gồm các trường “siêu hạng” trên thế giới là Đại học Harvard, Đại học Công nghệ Massachusetts, Đại học Cambridge, Đại học California, Đại học Berkeley, Đại học Stanford và Đại học Oxford.

Theo THEM, danh sách xếp hạng này có sự khác biệt so với các bảng xếp hạng đã được thực hiện trước đây, bởi số người được hỏi và nhận định về các trường đại học đều là các giảng viên đại học, trả lời thông qua kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu của họ.

Theo Vnexpress.net






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí