1. Môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp của các sinh viên
Tốt nghiệp từ một trường đại học Hà Lan mở ra cho bạn một tương lai thành công bất tận.
Không bất ngờ khi biết rằng những công ty săn đầu người hàng đầu thế giới luôn đánh giá sinh viên tốt nghiệp từ Hà Lan là những sinh viên có kỹ năng và tương lai thành công cao. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu đất nước Hà Lan, du học sinh còn có thêm nhiều lựa chọn về học tập và công việc. Đối với các bạn cần có thêm thời gian để đầu tư thêm anh văn và thích nghi với nền văn hóa mới cũng như trau dồi kĩ năng có thể học các khóa học dự bị đại học;
Du học tại Hà Lan đồng nghĩa với hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn các cơ hội việc làm tại hàng loạt công ty quốc tế và đa quốc gia như: ING Group, Royal Dutch/Shell Group, Unilever, Phillips, và Heineken.
Trong Báo cáo 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017, Hà Lan là nền kinh tế phát triển ổn định thứ hai thế giới với những lĩnh vực mũi nhọn là; Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng, Tâm lý, Du lịch – nhà hàng – khách sạn, Truyền thông, Kỹ thuật, Công nghệ, Khoa học đời sống và nông nghiệp… Đây cũng là các ngành đào tạo thế mạnh, đang được nhiều du học sinh Hà Lan lựa chọn trong năm học 2018.
2. Đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp thật đơn giản
Ngành học là yếu tố du học sinh cần quan tâm đầu tiên khi bắt đầu lên kế hoạch đi du học. Việc lựa chọn ngành học là sự lựa chọn có ý nghĩa về lâu về dài khi nó quyết định bạn có phù hợp với nhu cầu lao động của một vùng lãnh thổ nào đó hay không;
Sau khi hoàn thành chương trình học tại Hà Lan, sinh viên sẽ có cơ hội tìm việc làm tại Hà Lan trong vòng 18 tháng với tư cách người di cư có chuyên môn cao.
Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Theo đó sinh viên tốt nghiệp được phép ở lại làm việc tại Hà Lan hoặc khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Sau thời gian đó người sử dụng lao động phải xin giấy phép lao động cho bạn.
Năm định hướng là năm mà bạn được phép ở lại Hà Lan tìm việc và không phải xin giấy phép lao động. Năm định hướng được tính từ thời điểm bạn được cấp bằng tốt nghiệp.
Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn và bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.
3. Hướng dẫn tìm việc mới nhất tại Hà Lan:
- Thông tin về thị trường lao động ở Hà Lan
- Vị trí công việc
- Giấy phép lao động
- Trang web việc làm
- Và các nơi tìm việc khác tại Hà Lan
Tìm việc tại Hà Lan cần nhiều bước hơn chỉ đơn thuần là dịch CV của bạn. Để làm việc tại Hà Lan bạn cần biết về các yêu cầu đối với lao động quốc tế (như quy định thị thực Hà Lan và giáy phép lao động Hà Lan); thị trường lao động hiện tại và cách thức cũng như nơi tìm việc tại Hà Lan;
Bạn cũng cần phải có Citizen Service Number trước khi bắt đầu làm việc tại Hà Lan. Mọi người đều cần số bảo hiểm xã hội và thuế cá nhân này; và bạn sẽ có nó khi đăng ký tại toà thị chính khi bạn đến;
Cơ hội tìm việc tại Hà Lan của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn có ít nhất một bằng Cử nhân. Để tìm hiểu xem liệu trình độ chuyên môn của bạn có được công nhận; hoặc nghề nghiệp của bạn có được quy định tại Hà Lan không, xem trang web Nuffic.
Nếu bạn đến phỏng vấn xin việc, bạn sẽ cần trình chứng nhận từ người chủ trước. Vậy nên hãy chắc chắn bạn đã mang theo bằng cấp, chứng chỉ và chứng nhận của người chủ trước khi bạn đến Hà Lan.
Hãy để lại thông tin theo form dưới đây để được tư vấn miễn phí về thông tin Ưu đãi và Học bổng Du học nhé!
AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388